photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

PHƯƠNG PHÁP VIẾT MẬT THƯ


MẬT THƯ
I.                 ĐỊNH NGHĨA :
 Tiếng Hy Lạp mật thư có nghĩa là Kryptos (dấu kín, bí mật) và Gramma nghĩa là bảng văn lá thư. Hay trong tiếng anh mật thư có nghĩa là secret letter.
           Vậy mật thư có thể hiểu là bản thông tin gồm những ký tự khó hiểu, những ký hiệu bí mật mà chỉ có người gửi và người nhận mới hiểu được nhằm giữ kín nội dung cần trao đổi, thông tin.
           Các ký hiệu ấy gọi chung là mật mã. Muốn hiểu được nội dung của bức thư thì phải phá bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp. Quá trình khám phá ấy gọi là giải mã.
·                  Mật thư là một văn bản chứa đựng một thông tin hay mệnh lệnh đã được mã hóa để giữ bí mật nội dung. Và chỉ giải mã được những quy ước đã quy định trước bởi người gởi và người nhận.
·                  Mật thư thường có 2 phần:
-                   Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu ký chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khóa đã gợi ý.
-                   Chìa khóa: một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa (key) là: OTT
●  Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:     bạch văn.
-   Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
●  Có thể nói trong một mật thư thì hệ thống mã hóa là cái ổ khóa mà nhìn vào ta có thể thấy được dễ dàng, còn khóa mới chính là cái chìa để mở, việc hiểu được khóa mới có thể cho ta 1 cái chìa vừa vặn để mở cái ổ đó.
●  Trong các cuộc thi trò chơi lớn, muốn giải một mật thư đưa ra ta cần xem xét bản văn để tìm hiểu hệ thống mã hóa mà mật thư sử dụng, và xem xét khóa để giải.


  II. MẬT THƯ ĐƯỢC CHIA THÀNH MỘT SỐ HỆ THỐNG CƠ BẢN
A.            HỆ THỐNG THAY THẾ:
Văn bản được mã hóa bằng cách thay thế bởi những chữ, số, kí hiệu riêng (bao gồm cả âm thanh, hình ảnh,…) theo một hệ thống.
Ví dụ: các mẫu tự được thay thế bằng số
A B C D E F G H  I J K ………..
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ………..
Ví dụ: 4, 4, 9/7, 1, 1, 16, 19 = DDI GAAPS = ĐI GẤP

B.            HỆ THỐNG ẨN DẤU:
Gọi là các mật thư ẩn giấu khi các yếu tố của bản tin tuy vẫn giữ vị trí bình thường và không bị thay thé bằng các kí hiệu nhưng lại được ngụy trang dưới một hình thức nào đó, chẳng hạn như tin được viết bằng nước ép từ  trái chanh người nhận thư hơ tờ giấy vào ngọn lửa. Chữ viết hiện lên có màu nâu. Bản tin được viết xem kẽ với các từ khác để trở thành một bản văn trong sáng hoặc có ý nghĩa bình thường. Ví dụ: ANH CẢ VẪN ĐỘI MŨ ĐẾN NHÀ GẶP BA TÔI. Giấu bản tin thật CẢ..ĐỘI..ĐẾN..GẶP..TÔI
C.            HỆ THỐNG HOÁN CHUYỂN:
Các mật thư mã hóa bằng hệ thống thay đổi vị trí rất thường xuất hiện trong các lần chạy Trò Chơi Lớn..
Các văn bản mã hóa bằng cách thay dổi vị trí các kí tự với nhau, muốn giải phải biết kiểu dịch chuyển để có thể dịch ngược lại.

D.            HỆ THỐNG TỌA ĐỘ:
Đây là một dạng mật thư rất phong phú và đòi hỏi sự chính xác cao. Xuất phát kiến thức từ binh chủng pháo binh. Tọa độ là một hình thức xác định một điểm nào đó mà trục ngang và trục đứng được biết trước. Theo đó người ta sắp xếp 25 chữ cái (bỏ Z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn như hình dưới. Khi giải mã ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục đứng là sẽ tìm ra được nội dung cần tìm.

E.             HỆ THỐNG TƯỢNG HÌNH (CHUỒNG) VÀ HỆ THỐNG GIẤY RỜI:
Là dạng mật thư quen thuộc, có nơi còn gọi là Mật thư Góc vuông- Góc nhọn., cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ.

F.             TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ:
-                   Khóa kép: người ta sử dụng 2 hệ thống trở lên trong cùng một mật thư để mã hóa. Cái này dùng để tránh trường hợp các bạn là chuyên gia “mò”.
-                   Các trường hợp không thuộc hệ thống nào hết (hoặc khó mà phân biệt cho rõ nó là hệ thống gì): loại này xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến  hơn vì dựa vào ngẫu hứng ra đề của các Huynh Trưởng ưa chơi Trò Chơi Lớn.

  III. CÁCH GIẢI MẬT THƯ:
-                   Bình tĩnh
-                   Tự tin nhưng không chủ quan
-                   Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.
-                   Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.
-                   Đối với mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế ta sẽ tận dụng được hết chất xám trí tuệ ở trong đội tránh tình trạng xúm lại chụm đầu vào tranh nhau 1 tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu.
-                   Cuối cùng nếu dịch xong, ta viết lại bạch văn cho rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
 
 IV. YÊU CẦU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MẬT THƯ:
  1.Yêu cầu:
Mật thư đưa ra phải phù hợp với trình độ người chơi, tránh tình trạng quá khó sẽ làm người chơi nản lòng. Tuy nhiên, không nên đưa ra mật thư quá dễ sẽ làm cho cuộc chơi mất phần thú vị. Người lập mật thư nên tạo ra những mật thư đòi hỏi người chơi động não.
Mật thư phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của đoàn sinh, đối với ngành Thiếu thì năng động. Mật thư trong GĐPT nên mang một nét dặc thù riêng như được viết dưới dạng Phật hóa hay mang tính giáo dục. Nội dung của mật thư có thể là yêu cầu đoàn sinh nhắc lại 1 bài học nào đó.
           Phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, thời gian của cuộc chơi.
           Mật thư đưa ra phải chính xác rõ ràng.

2. Mục đích:
           Trong phạm vi hoạt động thanh niên, mật thư đưa ra để giáo dực, vui chơi, luyện trí. Rèn luyện cho đoàn sinh sự nhạy bén, sáng suốt, năng động, phán đoán, khả năng xoay sở khi gặp khó khăn để phục vụ nhân sinh xã hội, giúp đỡ người khác theo châm ngôn Bi - Trí - Dũng và theo tinh thần tự lợi tự tha của đạo Phật.
Về mặt tinh thần, môn học này nhằm đào luyện tự tin, tự chủ, trước mắt nhằm tạo cho đoàn sinh sự tò mò thích thú, tập tính toán, suy diễn, đặt giả thuyết quanh vấn đề cho đến khi đạt được mục đích.

  V. MẬT THƯ TIẾNG VIỆT:
          Tiếng việt có 5 dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã. Và các nguyên âm, phụ âm đặc biệt:
Ô, Ơ, Ê, Ă, Â, Ư, Đ
Quy ước trong điện tín:
S: Dấu sắc DD: Đ
F: Dấu huyền OO: Ô
R: Dấu hỏi EE: Ê
J : Dấu nặng AA : Â
X: Dấu ngã AW : Ă
OW : Ơ
UW : Ư
Trong 1 số mật thư người ta không dùng dấu được quy ước trong điện tín mà sử dụng loại mẫu tự Việt gồm 29 chữ cái:
            A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
           Nhưng thông thường vẫn là loại mẫu tự 26 chữ cái:
            A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

   VI.MỘT SỐ DẠNG MẬT THƯ THAM KHẢO:
        Khóa: Anh ngã Em nâng
           Ngã: trong cách đánh máy vi tính là X
           Anh: là N
           Em: là M
      Khóa: Ngược đời Em, Việt Nam mà so với phương tây àh!
         Ngược đời Em: là ngược của chữ M tức là W
         Việt Nam: có hình chữ S
     Khóa:QN23
         Tức là dùng bảng mẫu tự quốc ngữ 23 chữ cái
     Khóa: Nhất tâm khởi niệm, quay đầu là bờ
         Nhất là 1
         Bờ: là b trong bảng mẫu tự 29 chữ cái
         Quay đầu: tức là 1 = b thì 2 = a …
     Khóa: Tiến vào Rừng tìm Hoa
         Tức là tìm các chữ viết hoa trong 1 đoạn văn rồi ghép lại
     Khóa: Đơn thì cho ngắn, Đa thì lại dài
         A, E, I, Y, O, U: thì là tích (.)
         B, C, D, F, P, Z …: thì là tè (-)  
 Đây là khóa giải theo cách đọc các chữ cái
 Khóa: CHỮ SỐ
 Người ta dùng số chẵn biểu thị (.) và số lẻ biểu thị (-) và ngược lại.

       Tóm lại, Mật thư rất đa dạng và phong phú, có khi ngừơi làm mật thư có thể kết hợp nhiều hệ thống lại hoặc biến tấu nó đi để tăng độ khó cho người giải. Điều quan trọng là khi làm Mật thư phải tránh được sự vô lý để người giải có thể hiểu được hàm ý cùa người làm.

                                                                                      NGUYÊN THỌ






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét