Nhạc Lý Căn Bản (2)
II: Các ký hiệu ghi cao độ
1. Tên các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA,SOL,LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, SON, LA, SI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bátđộ).
2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên: Đô – Rê – Mi – Fa – Son – La – Si.
Các nốt nhạc hoặc những hợp âm lại được ghi theo ký tự riêng: Do: C – Re: D – Mi: E – Fa: F – Sol: G – La: A – Si: B (hiện nay B chỉ si giáng, còn H chỉ si thường).
Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Son La Si (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.
-Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Si với Đô. -Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Son, Son với La, và La với Si.
Ta có sơ đồ :
Ta có sơ đồ :
Đô–Rê–Mi-Fa–Son–La–Si-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám ( từ Đồ đến Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750) và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám ( từ Đồ đến Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750) và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này).
5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.
5.1. – Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.
5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.
5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.
5.1. – Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.
5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.
5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.
câu hỏi ôn tập:
1. có bao nhiêu nốt nhạc? Hãy kể ra
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 nốt nhạc.
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó.
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 nốt nhạc.
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét