PHẬT HOÀNG Trần Nhân Tông
Với 14 năm tại vị, Người đã mở ra hai cuộc hội nghị vô tiền khoáng hậu trong lịch sử : Hội nghị Bình Than và Diên Hồng, huy động sức mạnh toàn dân tộc, đẩy lùi hai cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Nguyên Mông, từ bỏ ngai vàng như từ bỏ chiếc giày rách. Người đã vào chốn non thiêng để tu hạnh Đầu đà, và sau đó khai sáng ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sử sách xưa nay ca ngợi Người là bậc minh quân, là anh hùng cứu nước. là Trúc Lâm Đại Sĩ, Điều Ngự Giác Hoàng… Còn trong dân gian vẫn thường gọi Người là Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Ra đời cách đây hơn 700 năm dòng thiền Trúc Lâm do Người sáng lập chính là điểm son trong tiến trình tư tưởng Việt Nam, mà về ý nghĩa tu tập, phương pháp hành trì, triết lý hành động cũng như vấn đề tổ chức của giáo hội Trúc Lâm Yên Tử quả đúng là “viên ngọc trong chéo áo”, nhưng từ lâu nay, chúng ta cứ mãi loay hoay kiếm tìm…
Trần Nhân Tông là con trưởng của Vô Nhị thượng nhân Trần Thánh Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, tên là Trần Khâm. Phật Kim .sinh năm 1258 , lên ngôi năm 1279, đến năm 1793 truyền ngai vàng lại cho con là Trần Anh Tông rồi đi xuất gia ở Vũ Lâm, Ninh Bình, về sau đã sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử Có thể nói, 14 năm tại vị của Trần Nhân Tông là một giai đoạn lịch sử đầy biến động nhưng lại là thời điểm bừng bừng hào khí của dân tộc, Triều đại của Người được sử sách ca ngợi như một trong những triều đại anh minh , thanh bình , thịnh trị nhất trong lịch sử.
Cởi chiến bào, khoác hoàng bào, Người cùng các quan đại thần bắt tay xây dựng đất nước thời hậu chiến: thực hiện nhiều kế sách “khoan nới sức dân” để khôi phục nền kinh tế, cải cách chế độ thi cử để tuyển dụng hiền tài, chỉ đạo biên soạn các bộ sách quan trọng về lịch sử và binh pháp, như Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu , Binh Thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn… và chính dưới triều đại của Người, lần đầu tiên thơ văn chữ Nôm đã xuất hiện và được ghi lại bằng minh văn, mà chính Người đã tiên phong bằng những sáng tác quốc âm mẫu mực như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca…
Cởi hoàng bào, khoác cà sa, Người vẫn để mắt theo dõi theo từng bước đi của triều đại, của đất nước, chăm chút đời sống tâm linh của muôn dân. Người đi khắc hang cùng ngõ hẻm khuyên dạy dân chúng làm lành lánh dữ; sống theo mười điều thiện và luôn lấy Phật làm lòng ( Bụt ở trong nhà). Với người xuất gia, Người dạy phải “sạch giới lòng, dồi giới tướng”, thực hiện hạnh Bồ tát trang nghiêm, hiện thân giữa đời, giúp đời. Với hàng quốc vương đại thần, khi hành xử theo tinh thần Phật giáo, phải như một người “ngồi giữa thành thị” mà “nết dụng sơn lâm”, phải chế ngự lòng tham (tham ái nguồn dừng, chẳng tiếc châu yêu ngọc quý ) để được “tự tai thân tâm” trong mọi hoàn cảnh. Khi “tâm bình| thì “thế giới bình”, tâm bình thì xã hội ổn định, lòng người ổn định, không ly loạn, điên đảo, vọng tưởng, vọng ngoại …Và với muôn dân, phải nhớ nằm lòng một điều, rằng “ngay thờ chúa, thảo thờ cha”, phải nhớ rõ gốc tích nguồn cội của mình, phải hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình, để xứng danh là trượng phu trung hiếu”…
Rời Trúc Lâm, Người từng vân du sang tận thành Đồ Bàn để thuyết pháp độ sinh, thiết lập mối bang giao hòa hiếu với Chiêm Thành bằng con đường Phật giáo. Kết quả là một mối tình Chiêm –Việt nảy nở, Huyền Trân công chúa kết duyên cùng vua Chế Mân , và hai châu Ô, Lý (từ Huế đến Quảng Nam), là lễ vật mà vua Chiêm Thành đã dâng cho Đại Việt . Từ đấy biên cương của đất nước được mở rộng them về phương Nam…
Hậu thế hôm nay, nhất là những người con hiện sinh sống trên hai châu Ô, Lý “lễ vật” ấy, khi được hỏi ai là người xứng đáng cần phải dựng tượng để tưởng nhớ trên mảnh đất này, chắc chắn họ đều đồng thanh : Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Huyền Trân công chúa ! Nhưng thực tế thì không như vậy. Trong khi khắp cả nước ở đâu cũng có những con đường được mang tên Người, thì ngay tại Huế, mãi đến năm 1996, mới có một con đường nhỏ được mang tên Trần Nhân Tông, nằm trên địa bàn phường Tây Lộc, nối đường Nguyễn Trãi và Trần Khánh Dư , nhưng chiều dài của nó cũng chỉ khiêm tốn vớ 368m ! Con đường ấy còn khiêm tốn hơn cả đường Lê Đình Chính, nằm trên địa bàn phường Phú Hiệp , được UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định đặt làm tên đường từ năm 1980, tức đã hiện diện trên đất Thần kinh từ 16 năm trước đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét