photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

KỸ NĂNG SINH HOẠT ĐỀ TÀI


KỸ NĂNG SINH HOẠT ĐỀ TÀI
I/ Mở đề:
Muốn truyền trao thành công một đề tài, người Huynh Trưởng giảng viên cần phải đầu tư kỹ càng cho đề tài mình phụ trách, không thể cầm xem qua loa tài liệu có sẵn rồi lên hướng dẫn, sẽ rất thiệt thòi cho người được truyền trao, và kể cả người trao truyền. Ngoài ra để thồng nhất ý kiến về những để tài được giảng dạy, không thể tùy hứng nói lan man và đôi khi đưa tư ý vào bài giảng sẽ đi ra ngoài trong tâm thậm chí đi lệch nội dung của đề tài.Vì những tính chất quan trọng trên trước một cuộc trại huấn luyện, người Huynh trưởng giảng viên cần phải được sinh hoạt đề tài.

 II/ Sinh hoạt đề tài:
1.                     Định nghĩa:
Là một buổi sinh hoạt, trong đó người Huynh trưởng giảng viên soạn kỹ đề tài mình hướng dẫn, trình bài với Hội đồng giảng huấn, Ban quản trại, để mọi người đóng góp ý kiến, giúp cho đề tài hoàn chỉnh.
2.                     Hình thức Sinh Hoạt Đề Tài:
a/ Nhân sự: Ban Quản Trại, Ban Giảng Huấn, Giảng viên
b/ Nội dung:
    Là người truyền đạt trực tiếp những kiến thức trong chương trình huấn luyện đến trại sinh, do đó cần chú trọng:
-         Rà soát lại toàn bộ các đề tài sẽ truyền đạt, để phân bổ thời gian hợp lý từng thời khóa; chọn đề tài trọng tâm để truyền đạt ưu tiên
-         Cùng phân tích thảo luận xây dựng từng đề tài, do một giảng viên đã được giao trách nhiệm soạn thảo để hướng dẫn, nhằm nâng cao trình độ truyền đạt của giảng viên.
III/ Những chuẩn bị đầu tiên cho một buổi sinh hoạt đề tài:
Để một buổi sinh hoạt đề tài được thành công, ta cần lưu ý:
1.                     Mời những thành viên có nhiệm vụ ( BQT – BGH – Giảng viên ) một hay nhiều giảng viên do sự sắp xếp của BQT
2.                     Mọi thành viên đều hiểu rõ mục đích của buổi SHĐT.
3.                     Phải có đủ thành viên có thẩm quyền (quyết định thêm, bớt, bổ sung… những phần đã được thảo luận, thống nhất)
4.                     Mọi thành viên có đủ tài liệu về đề tài sinh hoạt
5.                     Phải ghi biên bản đầy đủ, những diễn biến, ý kiến của mọi thành viên
6.                     Nhắc nhở ý thức trách nhiệm: đúng giờ, không về sớm, đi trễ, không nói chuyện riêng, thái độ mệt mỏi… chuẩn bị ý kiến đóng góp, lắng nghe để góp ý, phê bình, xây dựng đề tài, điều chỉnh bổ sung .
IV/ Trọng tâm của buổi Sinh Hoạt Đề Tài:
1.                     Thống nhất quan điểm và cách trao truyền
2.                     Nắm vững mục đích đề tài trong chương trình huấn luyện
3.                     Cách truyền đạt phải làm rõ nghĩa, toát ra tinh yếu của đề tài nhằm tạo sự liền lạc trong mảng chương trình huấn luyện
§                       Công việc truyền đạt có hiệu năng cao, giúp học viên thông suốt đề tài, học viên sẽ thể hiện qua việc đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến có nghĩa người huấn luyện viên đã sinh hoạt đề tài nhuần nhuyễn
4.                     Nếu cần nên cập nhật hóa và bổ sung những vấn đề có liên quan đến đề tài trong buổi sinh hoạt. Ví dụ (trong sách)
§                       Khi sinh hoạt đề tài trước hết phải thông qua dàn bài chi tiết, sau đó đi vào từng phần thông qua sửa đổi hay bổ sung…
5        Lợi ích:  BQT, BGH, Giảng viên đều quán triệt mục đích của đề tài, nội dung  và phương pháp truyền đạt. Dù bằng nghệ thuật thuyết giảng riêng nào, các giảng viên cũng không đi lạc đề tài hoặc nói trái với ý kiến chung của buổi sinh hoạt đã thảo luận và thông qua
V/ Cách nhìn một vấn đề, đề tài:
     Muốn đánh giá hay nhận xét một đề tài, có thích hợp, phong phú… hay không, nên điều chỉnh, bổ sung hay bỏ bớt phần nào, có 2 cách nhìn:
1          Nhìn tổng quát (vĩ mô) cho biết sự liên hệ giữa các đề tài, vị trí của đề tài đó trong toàn bộ chương trình huấn luyện
2          Cái nhìn chi tiết (vi mô)mang tính chuyên môn của từng đề tài trong từng bộ môn riêng biệt
§                       Người HTr cần có cả 2 lối nhìn trên, phân tích vần đề từ nhìều khía cạnh, triển khai, điểu chỉnh, bổ sung hay làm mới, làm nổi bật một số vấn đề trước đây không mấy hấp dẫn, đồng thời làm mới cả một buổi SHĐT
§                       Sự nhìn lại nội dung các đề tài rất cần thiết, để kịp thời điều chỉnh bổ sung hay bỏ đi những điều không hợp thời, căn cơ cá tính của đối tượng được huấn luyện. Tránh dùng y tài liệu đã soạn thảo cách đây nhiều năm.
VI/ Các khối có thể kết hợp sinh hoạt đề tài với nhau:
1          Khối Phật Pháp, tinh thần
2          Khối chuyên môn (HĐTN + VN + Trại + Trò chơi lớn…)
3          Khối tổ chức và hành chánh
VII/ Kết Luận:
       Một HTr Giảng viên thông suốt, nắm rõ trọng tâm, mục đích của đề tài cần truyền đạt, soạn thảo dàn bài chi tiết mạch lạc, rõ ràng, chắc chắn cách hướng dẫn sẽ sinh động lôi cuốn, cũng như sẽ truyền đạt được những điểm trọng yếu của đề tài huấn luyện mà mình đảm nhiệm; giúp trại sinh thấu hiểu một cách cặn kẽ nội dung của đề tài đang được anh chị hướng dẫn. Đây cũng chính là mục đích Trại Chuyên năng Đào tạo HLV Phú Lâu Na đặt ra để đạt được. Vì vậy việc SHĐT rất cần thiết, và đây chính là 1 trong những chìa khóa có thể giúp anh chị trở thành những HLV Chuyên năng, tài giỏi.
 Diệu Quỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét