photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT VÀ TẬP HÁT


Phương Pháp Tập Hát và Dạy Hát

“Hát hay không bằng hay hát, hay hát rồi sẽ hát hay này bạn ơi, dù hát không hay thì gây tiếng cười, tiếng cười mười tiếng ca, lalala”.

    Các bước tập hát và dạy hát.

     Bốn bước học hát
1.     Lắng nghe: một lần toàn bài, dù biết sơ sơ bài hát cũng không hát theo khi người dạy hát đang hát.
2.     Ghi Nhịp: Nếu gặp bài hát không có ký âm, người học hát cần phải gạch dưới những chữ và chỗ nhịp mạnh. Với một bài hát có ký âm, đôi khi cũng cần làm như vậy, nhất là gặp bài hát có nhịp chỏi.
3.     Hát lại: Hát lớn tiếng và mạnh dạn để nhập tâm và giúp người dậy nghe thấy những chỗ sai để chửa chữa.
4.     Ôn tập: Nên thường xuyên hát lại bài hát mới học với đám đông hoặc một mình để nhớ bài hát.

      Sáu bước dạy hát
1.     Phát bài: Chọn cách in bài hát ra nhiều bản, phát cho mọi người. Bài hát có ký âm càng tốt, nếu không làm như vậy được thì viết bài hát bằng chữ lớn trên một khổ giấy lớn hoặc là giản dị nhất, dạy một bài hát dễ và ngắn.
2.     Hát trước: Hát trước một lần bài hát để học viên làm quen với âm điệu và nhịp điệu của bài hát. Yêu cầu học viên lắng nghe dù họ đã biết bài hát.
3.     Cho ghi nhịp: Nếu bài hát không có ký âm. Bạn hãy cho học viên gạch dưới  những chữ hay những chỗ nhịp mạnh. Nếu bài hát có ký âm, giai đoạn này có thể không cần thiết, nếu học viên biết nhạc lý.
4.     Tập từng câu, từng đoạn: Tập cho học viên từng câu. Câu nào ban cũng phải hát trước một lần rồi cho học viên hát lại. Sửa ngay khi bạn nhận thấy những chỗ hát sai. Xong mỗi đoạn, cho học viên hát lại đoạn đó rồi mới tập đoạn khác.
5.     Cho hát lại toàn bài: Khi tập xong các đoạn, bạn phải cho học viên hát lại toàn bài 1,2 lần trước khi coi như việc dạy hát hoàn tất.
6.     Ôn tập: Người dạy hát nên cho học viên hát lại bài hát nhiều lần sau đó, khi có dịp.

Điều kiện của một người tập hát
1.     Biết bài hát và hát đúng.
2.     Hát to và rõ ràng.
3.     Lắng nghe những chỗ sai và sửa chữa ngay.
4.     Tự tin, vui vẻ, và cầu tiến. Học thêm bài hát mới, nghe lại những bài hát mình đã biết do người khác hát để sửa chữa những lỗi lầm của chính mình.


      Sáu bước điều khiển cộng đồng
1.     Phát bài: In sẵn bài hát, phát cho tham dự viên. Nên gạch nhịp sẵn. Nếu biết chắc tham dự viên đều biết bài hát này thì giai đoạn này không cần thiết.
2.     Hát vài chữ đầu: của bài hát. Hát lớn tiếng và rõ ràng đế tham dự viên nhận ra được âm vực của bài hát. Người điều khiển nên chọn âm vực thích hợp với mọi người, đừng cao quá, đừng thấp quá. Bạn nên thử trước bằng đàn guitar hoặc âm ư nho nhỏ một mình.
3.     Đếm nhịp: Để mọi người vào bài hát đồng loạt. Nếu chữ đầu tiên của bài hát ở nhịp mạnh thì đếm 1,2 hoặc 3,4 ( với những bài hát 2/4 hoặc 4/4 theo thứ tự). Nếu bài hát bắt đầu ở nhịp nhẹ thì đếm 2,1 hoặc 2,3 ( cũng nhịp 2/4 và 4/4). Nếu bài hát bắt đầu ở nữa nhịp trước mạnh thì đếm 1,2 hoặc 3,4 khi vừa dứt tiếng đếm là hát ngay. Những bài hát ở nhịp ¾ không nằm trong phạm vi bài này.
4.     Cho vỗ tay: hoặc làm động tác nếu cần.
5.     Đếm nhịp: cuối những câu ngân dài nếu cần, để mọi người hát vào câu kế tiếp đồng loạt.
6.     Khen ngợi: Khi mọi người hát xong ban nên có đôi ba lời cảm ơn hoặc khen ngợi để tham dự viên thấy hứng khởi. Khi họ vỗ tay, bạn nên vỗ tay theo như để đáp lại và cũng để khen thưởng họ.

      Điều kiện của những nguười điều khiển hát cộng đồng
1.     Biết chọn bài hát thích hợp với không khí lúc đó của buổi sinh hoạt.
2.     Biết bài hát mình sắp điều khiển.
3.     Giọng nói lớn, rõ ràng và duyên dáng.
4.     Theo dõi bao quát mọi người khi họ đang hát. Khuyến khích họ hát lớn khi họ còn e dè hoặc mời người vỗ tay nếu không khí hứng khởi.
5.     Tự tin, mạnh dạn và khiêm tốn.

                           “Ví Mà Con Đổi Thời Gian Được
                              Đổi cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét