photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

DỰ THẢO HƯỚNG DẨN TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THI VƯỢT BẬC DÀNH CHO ĐOÀN SINH


ĐÊ TÀI DỰ THẢO:
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG THI VƯỢT BẬC DÀNH CHO ĐOÀN SINH

A. DẪN NHẬP:
GĐPT là một tổ chức giáo dục, do đó việc tu học của Đoàn Sinh là vấn đề quan trọng then chốt cần được đặt lên hàng đầu trong sinh hoạt GĐPT. Có học thì phải có thi. Muốn chất lượng việc tu học của các em có kết quả thì vấn đề kiểm tra, khảo hạch không thể thiếu trong chương trình sinh hoạt hằng năm.Từ nhận định trên, việc tổ chức thi vượt bậc nhằm đáp ứng các mục đích:
- Kiểm tra kiến thức, trình độ tiếp thu của các em Đoàn Sinh về các môn học trong chương trình tu học.
- Đánh giá sự hướng dẫn tu học của Huynh Trưởng đơn vị cơ sở, để từ sự đánh giá nầy BHD Phân Ban Tỉnh có kế hoạch tu nghiệp, tập huấn nâng cao kỹ năng cho Huynh Trưởng.
- Thúc đẫy tinh thần thi đua để các em tìm hiểu thêm về những thông tin mới liên quan đến các đề tài tu học không được giảng dạy tại đơn vị cơ sở và uốn nắn, hoàn thiện những kiến thức còn thiếu sót hay lệch lạc của các em.
- Tạo điều kiện để các em lên bậc học cao hơn tương ứng với độ tuổi quy định từng Ngành theo Nội quy và Chương trình tu học của GĐPT.
- Gây nên sự hưng phấn, kích thích việc học hỏi của các em qua kết quả kỳ thi được xác định bởi chứng chỉ trúng cách và cấp hiệu vượt bậc được Ban Huynh Trưởng gắn trước khi vào niên khóa mới.
Việc tổ chức và điều hành một kỳ thi vượt bậc, quý anh chị Trưởng đã được học trong chương trình Trại huấn luyện A Dục, Huyền Trang.Trong phạm vi buổi tập huấn nầy, chúng tôi chỉ chia xẻ thêm với quý anh chị về sự liên quan giữa Hội Đồng Chấm thi và Coi thi (Giám Khảo và Giám Thị) với các phần hành khác trong công tác tổ chức thi vượt bậc và trách nhiệm riêng của từng Thành viên trong Hội Đồng Thi phải làm việc suốt trong quá trình coi thi và chấm thi.

Trong những năm qua, khi tổ chức Thi Vượt Bậc cho Đoàn sinh, anh chị em chúng ta có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm, cần phải khắc phục, điều chỉnh mà vấn đề thực hiện các chức năng của Hội Đồng Thi các cấp từ cơ sở đến BHD Phân Ban Tỉnh là một vấn đề quan trọng trong những mặt chúng ta còn hạn chế. Do đó, mục đích của buổi tập huấn hôm nay là:
·         .Bổ sung thêm kinh nghiệm, kiến thức và năng lực chuyên môn giúp quý anh chị Giám khảo, Giám thị thấu đáo những vấn đề cốt lõi trong công tác để việc coi thi, chấm thi được hoàn thiện đồng bộ.
·         Mỗi một thành viên trong Hội đồng thi đều biết rõ công việc được giao, quyền hạn và trách nhiệm đến đâu? Liên lạc với các phần hành nào trong BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh, BĐD Huyện, Thành phố hay đơn vị sở tại để hoàn tất kỳ thi vượt bậc từ lúc lập danh sách các em Thí sinh (TS) dự thi cho đến lúc hoàn tất việc cấp phát chứng chỉ?
·         Phối hợp chặt chẻ và đồng bộ giữa các Ban Ngành nào trong Ban Trị Sự Giáo hội Tỉnh, liên hệ trực tiếp phần hành nào có trách nhiệm về công tác tổ chức, điều hành trong kỳ thi vượt bậc:
     - Ban Hướng Dẩn Phật Tử                       :    Lãnh Đạo
- Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT Tỉnh :     Chỉ đạo.
- Ban Đại Diện Huyện,Thị, Thành phố     :     Trung gian.
- Ban Huynh Trưởng đơn vị (Gia Đình)  :  Cung cấp Thí sinh; thanh toán lệ phí thi.
- Hội Đồng Thi được chia làm 03 cấp: Cấp Tỉnh, Cấp Huyện-Thành phố và Cấp Đơn vị cơ sở, 03 Cấp nầy thực hiện nhiệm vụ Coi thi, Chấm thi và hoàn tất các thủ tục hành chánh trong quá trình tổ chức kỳ thi vượt bậc cho Đoàn sinh.
·         Sau khi kỳ thi vượt bậc kết thúc, các nguyên tắc thủ tục hành chánh, tài chánh, coi thi, chấm thi, báo cáo, cấp chứng chỉ, trao cấp hiệu…đều phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, đúng thời gian quy định trong tinh thần lục hòa, bình đẳng và bảo mật.
B. NỘI DUNG:
I/ NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ THỂ LỆ THI VƯỢT BẬC:
1) Nguyên tắc thành lập Hội đồng thi: Có 3 cấp:
v   Hi đồng thi cp đơn v cơ s (Gia Đình): Do Ban Huynh Trưởng tại đơn vị cơ sở công cử và thành lập, chịu trách nhiệm tổ chức thi cho Đoàn Sinh ngành Đồng và Đoàn Sinh ngành Thiếu bậc Hướng Thiện và Sơ Thiện.
v   Hi đồng thi cp Huyn/Th ( hoc Khu vc): Do Ban Đại Diện GĐPT sở tại công cử trong cuộc họp các Gia trưởng, Liên Đoàn Trưởng toàn đơn vị Huyện Thành phố (qua sự triệu tập của Đại diện BHD tại Huyện/Thành phố, những Huyện Thị dưới 03 đơn vị có thể liên kết thành một Hội đồng thi) chịu trách nhiệm tổ chức thi cho Đoàn Sinh ngành Thiếu bậc Hướng Thiện và Sơ Thiện và Ngành Thanh Bậc Hòa, Bậc Minh.
v  Hi đồng thi cp Tnh: Do BHD Phân Ban Tỉnh công cử và thành lập, chịu trách nhiệm tổ chức thi cho Đoàn sinh ngành Thiếu bậc Trung Thiện, Bậc Chánh thiện và Ngành Thanh Bậc Kiến, Bậc Trực.
- Tất cả Hội đồng thi cấp Tỉnh, Huyện-Thành phố và Đơn vị cơ sở điều do Ban Hướng Dẫn Tỉnh ban hành quyết định thành lập trước ngày thi mới đủ tư cách pháp nhân điều hành kỳ thi, riêng Hội đồng thi cấp đơn vị cơ sở do Gia trưởng ban hành quyết định thành lập sau khi họp Ban Huynh Trưởng công cử và gởi biên bản báo cáo lên BHD Tỉnh thẩm tường trước khi tổ chức kỳ thi 15 ngày (thông qua Đại Diện BHD tại Huyện-Thành phố).
2) Thành phần Hội đồng thi: Thông thường mỗi kỳ thi cần phải có hai Hội đồng thi để tổ chức và điều hành (Hội đồng Chấm thi và Hội đồng Coi thi).
- Hội đồng Coi thi chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, coi thi, báo cáo diễn tiến thi.
- Hội đồng Chấm thi có trách nhiệm chấm thi, lập danh sách trúng cách, thực hiện và trình khán chứng chỉ thí sinh trúng cách.
Trên thực tế hiện nay do điều kiện nhân sự, chúng ta không thực hiện hai Hội đồng mà chỉ thành lập một Hội đồng bao gồm cả hai trách nhiệm.Thành phần Hội đồng thi phải là H.Tr có cấp, được cơ cấu như sau:
- 1 Chủ tịch Hội đồng thi (phải là H.Tr có cấp Tín trở lên).
- 1-2 Phó Chủ tịch  (tùy tình hình nhân sự và số lượng thí sinh dự thi).
- 1 Thư ký và 1 Phó thư ký.
- 1 Thủ quỹ.
- 3 H.Tr Coi thi (Giám Thị) trở lên.
- 2 H.Tr Chấm thi (Giám Khảo),phải chọn các H.Tr có năng lực, có kiến thức về mọi bộ môn tu học trong GĐPT. (lưu ý cơ cấu số lượng Hội đồng thi là số lẻ đề phòng trường hợp phải biểu quyết số điểm hoặc công nhận thủ khoa).
- Tùy theo số lượng thí sinh và số bậc học dự thi. Nếu đầy đủ nhân sự, nên bố trí tối thiểu 1 H.Tr coi thi một bậc học).
3) Kế hoạch tổ chức thi:
·         Hằng năm, trước ngày thi 1 tháng, (Vía Thành Đạo) BHD Tỉnh sẽ có thông báo đến các đơn vị GĐPT trực thuộc về kế hoạch tổ chức kỳ thi vượt bậc để các đơn vị trực thuộc thành lập Hội đồng thi các cấp. Ngày thi được BHD Tỉnh ấn định thống nhất trong toàn tỉnh thi cùng một ngày.
·          Đề thi các bậc do BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh ủy nhiệm cho Uỷ Viên Nghiên Huấn BHD Phân Ban Tỉnh soạn thảo, các thí sinh dự thi được Hội đồng thi cấp phát đề và các loại ấn chỉ liên quan.
·         Để bảo đảm tính bảo mật, thời gian và địa điểm nhận đề thi do BHD Tỉnh ấn định, các Đại diện Huyện,Thành phố đến nhận và chuyển giao cho các Hội đồng thi một bộ đề thi đã dán kín niêm phong và các ấn chỉ liên quan theo số lượng thí sinh dự thi đã báo cáo trước đó.
·         Thời gian thi: Để tiện việc kiểm tra thi tại các Hội Đồng Thi, thời gian được ấn định như sau:
- Ngành Đồng: 1 buổi. (Sáng hay chiều tùy tình hình sinh hoạt của đơn vị, không thi vấn đáp).
- Hướng Thiện, Sơ Thiện, Bậc Hòa, Bậc Minh: 1 buổi.(Thi trắc nghiệm và vấn đáp)
- Trung Thiện, Chánh thiện, Bậc Kiến, Bậc Trực: Trọn 1 ngày.(Thi trắc nghiệm và vấn đáp)
·         Báo cáo: Kết quả kỳ thi phải được Hội đồng thi báo cáo lên BHD Tỉnh chậm nhất là 15 ngày tính từ ngày thi. Báo cáo và hồ sơ phải nộp về BHD Tỉnh (thông qua BĐD Huyện/Thành phố) bao gồm:
- Biên bản Coi thi và kết quả chấm điểm vấn đáp của Hội Đồng Thi được lập theo diễn tiến từ khi khai mạc đến khi bế mạc (phải kết thúc trong ngày).
- Bảng tổng hợp chi tiết điểm thi các môn.
- Danh sách thí sinh trúng cách (Hội đồng thi cấp đơn vị cơ sở kèm thêm 1 quyết định trúng cách bản chính).
- Biên bản giải quyết các vi phạm nội quy tại điểm thi (nếu có).
- Toàn bộ bài thi của thí sinh do Ủy Viên Tu Thư BHD Phân Ban Tỉnh lưu giữ (Trừ các Hội đồng thi Ngành Đồng thì do đơn vị cơ sở lưu giữ).
·         Phúc khảo: Trường hợp đặc biệt, nếu có đơn vị khiếu nại và xin phúc khảo, Hội Đồng Thi phải khẩn trình BHD Tỉnh chậm nhất 7 ngày kể từ ngày BHD Tỉnh giao chứng chỉ trúng cách.
4) Thể thức hành chánh – tài chánh:
·         Các đơn vị lập danh sách, số lượng thí sinh dự thi từng bậc, gởi về BĐD Huyện/Thành phố 20 ngày trước ngày thi.
·         BĐD Huyện/Thành phố tổng hợp đồng thời chuyển báo cáo về văn phòng BHD Tỉnh số lượng thí sinh, báo cáo số lượng trước bằng điện thoại, còn danh sách gửi trước 10 ngày thi để BHD có kế hoạch ấn loát đề thi và chuẩn bị ấn chỉ.
·         Lệ phí thi sẽ do BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh ấn định, bao gồm: chi phí ấn loát đề thi; giấy thi; chứng chỉ; cấp hiệu; hành chánh phí và phạn phí (nếu có).
·         Thể thức thu chi tài chánh:
- Giai đoạn 1: Đơn vị cơ sở tạm ứng trước tiền đề thi, giấy thi về BĐD Huyện/Thị theo số lượng thí sinh các bậc dự thi đã báo cáo. BĐD Huyện/Thành phố chuyển nộp về Thủ quỹ BHD Tỉnh.
- Giai đoạn 2: Đến địa điểm thi tại các Hội đồng thi, đơn vị nộp hành chánh phí và phạn phí đồng thời tạm ứng tiền chứng chỉ, cấp hiệu cho Hội đồng thi. (Phạn phí chỉ đóng góp cho bậc thi nào thi trọn ngày).
- Giai đoạn 3: Sau khi hoàn tất kỳ thi và báo cáo về BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh ban hành quyết định trúng cách (nếu là Hội đồng thi cấp Tỉnh, Huyện/Thành phố) hoặc gởi Quyết định trúng cách báo cáo BHD (nếu là Hội đồng thi cấp đơn vị cơ sở) các Hội đồng thi liên lạc nhận và thanh toán tiền chứng chỉ, cấp hiệu tại BĐD Huyện/Thành phố.
- Hội đồng thi các cấp có trách nhiệm hoàn ứng số tiền chứng chỉ và cấp hiệu của những Thí Sinh không trúng cách về đơn vị.
- Đơn vị tùy nghi xuất quỹ nộp các khoản lệ phí thi cho các em hay thu từ các em, nhưng phải bảo đảm chỉ thu đúng khoản lệ phí do BHD Tỉnh quy định và không thu tiền chứng chỉ, cấp hiệu những thí sinh không trúng cách.
II/ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG THI:
1) Nhiệm vụ chung:
·         Điều nghiên và liên lạc địa điểm, tổ chức, điều hành, coi thi và chấm thi, hoàn tất mọi thủ tục hành chánh sau khi thi.
·         Giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề liên quan đến kỳ thi.
·         Hội đồng thi các cấp sở tại trực tiếp chịu trách nhiệm trước BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh nếu để xảy ra những thiếu sót về chủ quan hoặc khách quan.
·         Hoàn tất mọi thủ tục kết tập hồ sơ, báo cáo, liên lạc thực hiện chứng chỉ, cấp hiệu và theo dõi việc cấp phát chứng chỉ, cấp hiệu tại các đơn vị cơ sở. Hội đồng thi chỉ thực sự mãn nhiệm sau khi thí sinh đã được nhận chứng chỉ, cấp hiệu và không còn khiếu nại nào khác.
2) Nhiệm vụ theo phần hành:
a. Ban Huynh Trưởng:
- Lập và báo cáo danh sách, số lượng Đoàn sinh dự thi, chuẩn bị lệ phí thi tương ứng để nộp theo điều 4, mục 1, phần I tài liệu nầy.
- Thành lập Hội đồng thi cấp cơ sở và tổ chức thi cho ngành Đồng.
- Liên lạc và chuẩn bị cho Đoàn sinh ngành Thiếu và Thanh dự thi tại các Hội đồng thi cấp Huyện-Thành phố và cấp Tỉnh (Bao gồm cả các công việc từ khi dự thi đến khi cấp phát chứng chỉ, cấp hiệu).
- Liên lạc và giao nhận chứng chỉ, cấp hiệu.(Gia Trưởng và Chủ tịch Hội đồng thi  đơn vị cơ sở ký tên xác nhận, BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh ký khán duyệt chứng chỉ ngành Đồng).
- Tổ chức lễ trao chứng chỉ, trao cấp hiệu.
- Khai giảng năm học mới sau khi có kết quả thi theo kế hoạch của đơn vị hằng năm.
b. Ban Đại Diện GĐPT Huyện/Thành phố:
- Tổ chức họp H.Tr trong phạm vi trách nhiệm để thành lập các Hội đồng thi cấp Huyện/Thành phố trực thuộc. Gởi biên bản báo cáo thành phần Hội đồng thi cho văn phòng BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh.
- Tổng hợp và gởi báo cáo danh sách, số lượng thí sinh cho Chánh Thư Ký, nộp tiền đề thi theo số lượng tương ứng cho Thủ Quỹ BHD Tỉnh.
- Liên lạc địa điểm thi cho các Hội đồng thi ngành Thiếu, Thanh trên địa bàn đã nhận trách nhiệm.
- Liên lạc văn phòng BHD Tỉnh nhận đề thi và các ấn chỉ liên quan theo thời gian ấn định của BHD Tỉnh.
- Phân phối đề thi đến các Hội đồng thi trực thuộc đúng thời gian ấn định.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị và Hội đồng thi trực thuộc mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi. Kịp thời báo cáo BHD Tỉnh những trở ngại liên quan đến kỳ thi, kể cả việc chậm trể trong việc cấp phát chứng chỉ và cấp hiệu.
c. Chủ Tịch Hội Đồng Thi:
- Liên lạc với Đại diện BHD tại Huyện/Thành phố để nhận đề thi và các ấn chỉ liên quan đúng thời gian ấn định.
- Tổ chức, điều hành, phân công các thành viên Hội đồng thi thực hiện đúng và kịp thời có trách nhiệm theo phần hành, đúng tinh thần văn thư hướng dẫn về tổ chức kỳ thi vượt bậc của BHD Tỉnh.
- Tham khảo, kiểm tra trước và góp ý kiến kịp thời các câu hỏi vấn đáp của Huynh trưởng chấm thi (Giám khảo) liên hệ trước khi thi nhằm bảo đảm thời gian và độ chính xác.
- Kiểm tra và ký mọi biên bản, bảng điểm v.v… đệ trình BHD Tỉnh do Thư ký Hội đồng thi trình ký.
- Ký tên vào giấy chứng chỉ trúng cách chuyển trình BHD Tỉnh khán duyệt.
- Giải quyết tất cả các tình huống, các khiếu nại (nếu có) của thí sinh và đơn vị có liên quan đến Hội đồng thi chịu trách nhiệm. Giải trình trước BHD Tỉnh nếu có yêu cầu kiểm tra hồ sơ.
d. Thư ký:
- Lập danh sách thí sinh, thực hiện mọi vấn đề thuộc phạm vi hành chánh, tài chánh của Hội đồng thi.
- Tổng hợp các phiếu điểm của H.Tr chấm thi (Giám khảo), căn cứ thang điểm theo bản hướng dẫn để xác định thí sinh trúng cách.
- Lập biên bản kỳ thi và danh sách thí sinh trúng cách, kết tập và niêm phong hồ sơ chuyển nộp BHD Tỉnh đúng thời gian quy định.
- Liên lạc nhận chứng chỉ, cấp hiệu cho thí sinh thuộc Hội đồng thi mình phụ trách.
- Lập chứng chỉ (căn cứ quyết định trúng cách) trình Chủ tịch Hội đồng thi ký tên và đệ trình BHD Tỉnh khán duyệt.
e. Thủ quỹ:
- Thực hiện mọi công việc thu, chi và thanh, quyết toán tài chánh liên quan đến kỳ thi theo phân công của Hội đồng thi ( Lập phiếu thu, chi trước, trong và sau khi thi rỏ ràng, minh bạch).
- Phụ trách công tác ẩm thực, nước uống cho Hội đồng thi và Thí sinh nếu thi trọn ngày.
f. Huynh trưởng coi thi: (Giám thị)
- Kiểm tra tư cách thí sinh; phối hợp với Thư ký và Chủ tịch hội đồng thi ấn định nội quy phòng thi (nếu không có bản Nội quy chung của BHD Tỉnh); công bố Nội quy trước khi thi.
- Kiểm tra số lượng thí sinh, phát đề thi và các ấn chỉ liên quan, hướng dẫn cách ghi giấy thi cho Thí  sinh, làm bài thi đúng thời gian quy định. (theo hướng dẫn thời gian trong đề thi)
- Coi thi, phát hiện và cảnh cáo các trường hợp vi phạm Nội quy phòng thi để Hội đồng thi hay cấp trên xử lý. (Lập biên bản vi phạm)
- Theo dõi thời gian, thu bài thi, kiểm tra, so sánh số bài thi với số lượng thí sinh, ký và giao bài thi ngay cho Thư ký Hội đồng thi.
- Là Giám khảo môn tinh thần và kỷ luật của thí sinh.
- Phụ trách điều hành sinh hoạt cho thí sinh trong kỳ thi. (Trước và Sau thời gian làm bài của thí sinh có thể hát một bài hát ngắn hoặc chơi trò chơi nhỏ để giảm căng thẳng cho thí sinh.
- Phụ trách sát hạch hoặc chấm thi các bộ môn vấn đáp nếu được sự ủy nhiệm của Hội đồng thi.
g. Huynh trưởng Chấm thi: (Giám Khảo)
Giám khảo thi viết: Chấm bài theo đáp án và thang điểm của BHD Tỉnh.
Giám khảo thi vấn đáp:
- Ngành Đồng không thi môn vấn đáp.
- Ngành Thiếu và Thanh có thể tổ chức thi vấn đáp trong một “trò chơi nhẹ” (không quá 3 giờ) hoặc đặt trạm thi vấn đáp không thông qua trò chơi tùy theo điều kiện thời gian. Tuy nhiên bậc Trung Thiện trở lên cần thiết phải tổ chức thi vấn đáp trong trò chơi (tùy thuộc văn bản hướng dẫn thi thống nhất của BHD Tỉnh).
- Thi vấn đáp các môn bắt buộc: Phật Pháp, HĐTN, Văn nghệ, HĐXH, Hiểu biết về GĐPT. Mỗi trạm thí sinh được hỏi 2 câu (Có thể bốc thăm chọn câu hỏi). Nếu thi vấn đáp được đặt trong trò chơi thì có thêm điểm thi “kỷ năng tham gia trò chơi” do H.Tr điều hành trò chơi làm Giám khảo (tức Giám thị kiêm nhiệm đã nói tại mục f).
- Thang điểm của tất cả các trạm vấn đáp và trò chơi được quy định thống nhất trong  văn bản hướng dẫn tổ chức thi của BHD Tỉnh.
- Điểm của tất cả các môn thi do Giám khảo chấm phải được ghi rỏ ràng trên một phiếu điểm (theo mẫu hướng dẫn tập huấn), Giám khảo ký xác nhận rồi chuyển cho Thư ký Hội đồng sau khi thi xong.
3) Quản thủ hồ sơ thi: Sau khi thi xong và hoàn tất các thủ tục hành chánh các hồ sơ lưu trử được quản thủ như sau:
- Ngành Đồng: Lưu trử tại đơn vị.
- Ngành Thiếu, Thanh: Thư ký Hội đồng thi kết tập, niêm phong chuyển giao toàn bộ về BHD Tỉnh thông qua Đại diện BHD tại Huyện/Thành phố. (Ủy viên Tu Thư lưu giử)
III/ KẾT LUẬN: NHỬNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ CẦN TRÁNH CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THI:
·         Nhiệt tình trách nhiệm trong lúc thi hành nhiệm vụ, thực hiện đúng văn bản hướng dẫn của BHD Tỉnh.
·         Mở đề thi, phát giấy thi và thu bài thi đúng thời gian quy định.
·         Coi thi, chấm thi với tinh thần công bằng và hòa ái.
·         Không hống hách, khắt khe, quan trọng hóa vấn đề làm thí sinh bối rối, lo sợ.
·         Không dễ dãi, xuề xòa làm mất giá trị kỳ thi.
·         Không có những hành động tiêu cực, tự hạ nhân cách mình.
·         Không phàn nàn thí sinh quá kém, làm xúc phạm thí sinh.
·         Không nói quá nhiều làm mất thời gian của thí sinh.
·         Không phàn nàn đề thi quá khó hay quá dễ làm dao động thí sinh (Vấn đề nầy sẽ góp ý sau với người có thẩm quyền chịu trách nhiệm).
·         Không được chỉ dẫn riêng cho thí sinh nào. Nếu thấy cần thiết thì đề nghị Chủ tịch hội đồng thi gợi ý, hướng dẫn chung cho tất cả phòng thi, nhưng tránh làm mất thời gian của thí sinh.
·         Huynh trưởng chấm thi vấn đáp không được đặt câu hỏi vượt quá chương trình, không đặt câu hỏi quá khó như để thể hiện kiến thức cá nhân rồi lại mất thời gian giảng giải. Cần phải cho đáp án ngay sau khi thí sinh không trả lời được. Tránh giảng giải dài dòng làm ảnh hưởng giờ thi của các trạm khảo sát kế tiếp.
Chúc các Anh Chị luôn An Lạc-Tinh Tấn trên đường Đạo./.
TIỂU BAN NGHIÊN HUẤN
Đề nghị các Anh Chị tham gia góp ý chỉnh sửa để thống nhất áp dụng nội bộ GĐPT- BĐ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét