photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

BÀI HỌC PHẬT PHÁP


Ý nghĩa Pháp khí – Pháp cụ trong đạo Phật


I. VĂN:

Chuông, Báo chúng, Khánh, Linh, Trống, Mõ, Bảng, Tích trượng, Bình bát… Mỗi vật có một ý nghĩa riêng, cũng như có một âm thanh riêng. Vì thế khi sử dụng, cần bảo trì một cách cẩn trọng.
1.  CHUÔNG
a.  Xuất xứ :
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm có chép : “ Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân lên, mọi hình phạt trong chốn ác đạo đều tạm thời dừng nghỉ. Muôn loài chúng sinh đang chịu cực hình cũng được tạm thời an vui ”.
Trong Cảm Thông truyện có chép : “ Ngày xưa, khi Đức Phật Câu Lưu Tôn ở tại viện Tu Đa La xứ Càng Trúc có tạo một quả chuông bằng đá xanh, thường đánh vào lúc mặt trời vừa mọc. Tiếng chuông ngân lên, liền trong ánh mặt trời có các vị Phật hoá hiện ra diễn nói mười hai bộ kinh, làm cho người nghe chứng được chánh quả không kể xiết ”.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo La Hầu La đánh chuông để diễn giảng giáo lý Viên thường cho A Nan và đại chúng nghe.
Như vậy, Chuông đã có từ thời quá khứ các đức Phật còn tại tiền.
Trong bộ Bách Trượng Thanh Quy ( trang 68, quyển 87 ) có chép : “ Vua Hiếu Cao Hoàng Đế đời nhà Đường nghe lời sàm tâu của nịnh thần Tống Tề Khúc giết lầm tôi trung là Hoà Châu, nên khi lâm chung bị đọa vào địa ngục, bị gông cùm kềm kẹp, khảo tra đánh đập rất khổ sở. May nhờ hồn người Bao Tự lạc đến, vua than thở nhờ hồn người Bao Tự đúc chuông cúng dường, làm việc phước thiện. Khi trở lại dương thế, người Bao Tự y lời nhắn gởi tâu lên Hậu chúa, Hậu Chúa thân hành đến chùa Thanh Lượng phát nguyện đúc một quả chuông, lập đàn cầu siêu bạt độ và cúng dường chuông, hồi hướng công đức cho vua Cao Hoàng ”.
b. Ý nghĩa và cách sử dung :
Trong các chùa, Phật Học viện thường dùng 3 loại chuộng :
* Đại Hồng Chung ( Chuông ) : Là loại chuông lớn, cũng thuờng gọi là chuông u Minh; thường đánh vào đầu hôm, cuối đêm tối và khuya, có ý nhắc nhỡ mọi người tinh tấn tu hành để mau ra khỏi luân hồi. Chuông thường đánh 108 tiếng, tiêu biểu tiêu trừ 108 phiền não của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu : “ Mỗi khi nghe tiếng chuông, lòng phiền não nhẹ, trí tuệ lớn, tâm giác ngộ sanh …”
* Gia Trì Chuông : Là loại chuông thường dùng trong các khóa lễ, đánh như chấm câu trong bài Kinh, Sám hay báo hiệu khi bắt đầu hoặc chấm dứt buổi lễ, đồng thời cũng để điều hoà buổi lễ nhịp nhàng, trang nghiêm, hướng hành giả vào chỗ chí tâm thành kính.
* Báo Chúng Chuông : Là loại chuông báo tin cho chúng Tăng nhóm họp, thọ trai, chuẩn bị khóa lễ, khai chung … trong các tự viện.
2.  TRỐNG
a.  Xuất xứ :
Kinh Kim Quang Minh chép : “ Một hôm Ngài Tin Tướng Bồ tát nằm mộng thấy một cái trống lớn bằng vàng chiếu hào quang sáng rực như mặt trời. Trong hào quang hiện vô số Phật ngồi trên tòa Lưu Ly, dưới những gốc cây báu, thuyết pháp cho vô số vị đệ tử ngồi quanh chăm chú lắng nghe. Rồi một vị giáo sĩ Bà La Môn cầm dùi đánh mạnh vào trống vàng. Tiếng trống rền vang nghe như lời sám hối. Lúc tỉnh mộng, Ngài đem giấc mộng trình lên Đức Thế Tôn ”.
Trong kinh Lăng Nghiêm có đoạn Phật dạy A Nan : “ Ông hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, và tiếng chuông mỗi khi họp Đại chứng trong Tinh xá Kỳ Đà nầy ”.
Như vậy , trống cũng đã có từ thời Phật còn tại thế.
b.  Ý nghĩa và cách sử dung :
 Trống có hai loại :
* Đai cổ ( trống lớn ) : được đánh lên vào các lúc :
-   Trước khi đánh chuông u Minh, vào đầu hôm và cuối đêm ( chuyển trống ) mang ý nghiã, vì tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp, chúng sanh khi được nghe tiếng trống chánh pháp thì nghiệp chướng tiêu trừ, thoát ly luân hồi sinh tử.
-   Khỉ thăng tòa thuyết pháp, đánh ba hồi trống lớn ( trống phổ cáo ) để triệu tập Thánh chúng.
-   Khi cử hành các lễ lớn như : Thỉnh Tam bảo, khai kinh, cúng ngọ … thì đánh chuông trống Bát Nhã.
KỆ TRỐNG BÁT NHÃ
Bát nhã hội ( 3 lần )                      x        xx
Thỉnh Phật thượng đường            x        x        xx      ( 1 lần )
Đại chúng đồng văn                      x        x        xx
Bát nhã âm                                    x                  xx
Phổ nguyện pháp giới                   x        x        xx
Đẳng hữu tình                                x                  xx
Nhập bát nhã                                 x                  xx
Ba la mật môn                                x        x        xx
                                        x        x        xx
                                        x        x        xx
                                        x        x        xx
* Tiểu cổ ( trống nhỏ ) : dùng đánh trong lúc tụng Kinh, bài Sám và các trai đàn lớn, nên còn gọi là trống Kinh.
3.  
a.  Xuất xứ :
Trong sách sắc Tu Thanh Quy Pháp khí có ghi lời tuyên truyền : Loài cá luôn luôn thức không ngủ, rất tỉnh táo và linh hoạt bất cứ lúc nào. Vậy chạm mõ theo hình cá với ý nghĩa đánh thức mọi sự mê muội.
Sách Chính Môn đời Đường chép : có một cư sĩ hỏi một trưởng lão ở Thiên Trúc “ Sao các Tăng xá đều có treo mõ ? ” Sư đáp : “ Tiếng mõ cảnh tỉnh chúng Tăng.
Hình con cá, là loài ngủ không nhắm mắt, luôn cảnh tỉnh. Ý muốn người tu hành ít ngủ, cảnh tỉnh tu hành, sau được đạo quả
b. Ý nghĩa và cách sử dung :
Mõ có hai loại :
* Loại hình bầu dục có chạm hình đầu con cá dùng để đánh khi tụng niệm
* Loại mõ chạm hình con cá nằm dài, hình điểu treo ở nhà trù, để báo tin giờ thọ trai.
Người đánh mõ gọi là Duyệt chúng ( làm đẹp lòng chúng ). Trong khi tụng niệm, cố đánh mõ đều đặn, nhịp nhàng mới hướng người tụng nhất tâm thành kính, làm buổi lễ trang nghiêm. Duyệt chúng phải ăn nhịp với Duy Na ( người đánh chuông ).
4.  BẢNG – KHÁNH
a.  Xuất xứ :
Theo sách Tượng Khí Tiêu có chép : Hình Bảng giống như đám mây chế bằng đồng hoặc sắt, nên gọi là Vân bảng. Ngài Tục Thư Hoà thượng thì dạy : Vua Thái Tổ cho rằng tiếng trống làng làm giật mình người ngu nên vua cho thiết Khánh Vân Bảng. Bảng có thể chế bằng đá cẩm thạch. Trong luật còn gọi là Kiền Chùy (Vân Kiền Chùy thinh, tức đương chỉnh y phục).
b.  Ý nghĩa và cách sử dung :
Bảng – Khánh dùng để báo tin giờ tu học, chấp tác, thiền tọa, tụng kinh, thọ trai, trong các Tòng lâm, Tu viện, Phật Học viện …
5.  BÌNH BÁT
a.  Xuất xứ :
Trong kinh Phật Bản Hạnh có chép : Sau khi Phật thành đạo có hai thương gia tên là Đề Lê Phú Bà ( Tripussa ) và Bạc Lê Ca ( Bhallika ) cúng dường. Trời Tứ Thiên Vương vội xuất hiện dâng bình bát để Phật nhận đồ tín cúng.
b.  Ý nghĩa và cách sử dụng :
Bình bát tiếng Phạn là Baydaka, Tàu dịch là ứng Lượng Khí, là đồ dùng đựng thửc ăn vừa đủ cho một người dùng. Bát chỉ đươc làm bằng đá, sành sứ, không dùng các kim khí quý. Bằng gỗ là bát của Bà La Môn.
Ở các nước Phật giáo Nguyên Thủy, chư Tăng thường đi khất thực, trì bình nên luôn luôn dùng bát. Chư Tăng Bắc Tông thì dùng bình bát trong ba tháng hạ để thọ trai ( lúc Qua đường ).
6.  TÍCH TRƯỢNG
a.  Xuất xứ :
Trong kinh Tích trượng có chép, Phật dạy : Nầy các tỳ kheo, các Thầy nên thọ trì Tích trượng, vì đó là món pháp khí mà ba đời các Đức Như Lai đều có thọ trì.
b.  Ý nghĩa và cách sử dụng :
Kinh Tích trượng có đoạn, Ngài Ca Diếp bạch Phật : Bạch Thế Tôn ! Thế nào gọi là Tích trượng ?
Tích trượng gồm có các nghĩa sau : Khinh – Minh – Tĩnh – Sơ, tức là nhờ có chiếc gậy đức hạnh nầy mà : Phiền não được khinh bạt ra khỏi ba cõi của sinh tử; Trí tuệ được minh mẫn ( Minh ) ; Tỉnh ngộ được Khổ Không Vô thường ( Tĩnh ); Sơ là khồng còn say đắm ngũ dục.
Tích trượng là chữ Tàu, dịch từ tiếng Phạn Nghiệt Đa La, tức là chiếc gậy của tỳ kheo đi đường, cũng có nghiã là Trí Tượng, Đức Tượng.
Tích trượng to vừa tầm tay người cầm, cao không quá đầu. Trên đầu Tích trượng có bốn vòng ( Tứ đế ) và mười hai khoen nhỏ ( 12 nhân duyên ) bằng đổng do Đức Thích Ca chế tác. Có loại Tích trượng do Đức cổ Phật Ca Diếp truyền thừa thì trên đầu có hai vòng Chơn và Tục đế cộng với sáu khoen ( 6 pháp lục độ ).

 II.  :

Trong đạo Phật, Pháp khí là phương tiện để thúc liễm thân tâm, để điều chúng tạo sự nhịp nhàng khi tụng niệm đông người và cũng ỉà phương tiện đưa chúng sanh đến giải thoát.
l. Người Phật tử là người quyết dứt bỏ nẽo sanh tử, phiền não, phải vâng lời Phật dạy.
2. Học và hiểu sâu sắc ỷ nghiã các pháp khí, pháp cụ để giới thiệu và trình bày cho bất cứ ai khi đến chùa, tháp, tham quan tìm hiểu những nét đặc thù của Phật giáo.

 III. TU :

1. Ngồi dậy khi nghe tiếng chuông, tiếng trống, giữ thân tâm thanh tịnh, dõi theo âm thanh, quán tưởng về những nẽo bất thiện đang khổ não, được pháp âm soi thâu mà được an tịnh.
2. Không sử dụng phi thời các pháp khí, phải bảo vệ cẩn trọng vì đây là Pháp Phương tiện độ đời.
3. Em tập cách đánh chuông U Minh, kệ văn, danh hiệu, hạnh nguyện của các vị Bồ tát Thánh chúng.
4. Em tập đánh mõ, chuông, trống Bát Nhã.
5. Em bảo vệ Pháp khí như hộ trì Già Lam, bảo tồn Đạo pháp.

 IV. CÂU HỎI :

1.                     Hãy kể các loại Pháp khí, Pháp cụ trong chùa ?
2.                     Hãy phân biệt Đại hồng chung và chuông gia trì ?
3.                     Trống lớn ( đại cổ ) được đánh lên vào lúc nào ?
4.                     Hãy nêu lên xuất xứ của cái Mõ ?
5.                     Em phải sử dụng Pháp khí trong chùa như thế nào ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét