photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

TIN TỨC SINH HOẠT GĐPT PHÚ THỌ


GĐPT PHÚ THỌ T.P QUI NHƠN THĂM ĐÀN TẾ TRỜI - TÂY SƠN


Vào lúc 6 giờ 00 ngày 28/04/2013 (19/03/Quý Tỵ). GĐPT Phú Thọ TP Quy Nhơn tổ chức chuyến du ngoạn cho Đoàn sinh Ngành Thiếu và Ngành Oanh. Cuộc du ngoạn viếng thăm Chùa Thiên Phước và Đàn Tế Trời thuộc Huyện Tây Sơn Tỉnh Bình Định.Đơn vị GĐPT Phú Thọ đã được gặp mặt Thầy Trú Trì Chùa Thiên Phước Thích Nhuận Lực và các Anh Chị đang theo học Bậc học Kiên-Trì-Định niên khóa 2013 thăm hỏi,động viên và sách tấn. Ban Huynh Trưởng GĐPT Phú Thọ kính lời Niệm Ân đến Thầy Trú Trì Chùa Thiên Phước.Các anh chị BDD GĐPT Huyện Tây Sơn, các anh chị đang học Bậc Kiên Trì Định và GĐPT Phước Sơn Huyện Tây Sơn đã tạo nhiều thuận lợi và gắn kết Tình Lam với chúng em. Cuộc du ngoạn của GĐPT Phú Thọ kết thúc 17 giờ 00 cùng ngày trong Tình Lam Lục Hòa Thân Ái.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐƯỢC GHI NHẬN:










Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

DỰ THẢO HƯỚNG DẨN TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THI VƯỢT BẬC DÀNH CHO ĐOÀN SINH


ĐÊ TÀI DỰ THẢO:
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG THI VƯỢT BẬC DÀNH CHO ĐOÀN SINH

A. DẪN NHẬP:
GĐPT là một tổ chức giáo dục, do đó việc tu học của Đoàn Sinh là vấn đề quan trọng then chốt cần được đặt lên hàng đầu trong sinh hoạt GĐPT. Có học thì phải có thi. Muốn chất lượng việc tu học của các em có kết quả thì vấn đề kiểm tra, khảo hạch không thể thiếu trong chương trình sinh hoạt hằng năm.Từ nhận định trên, việc tổ chức thi vượt bậc nhằm đáp ứng các mục đích:
- Kiểm tra kiến thức, trình độ tiếp thu của các em Đoàn Sinh về các môn học trong chương trình tu học.
- Đánh giá sự hướng dẫn tu học của Huynh Trưởng đơn vị cơ sở, để từ sự đánh giá nầy BHD Phân Ban Tỉnh có kế hoạch tu nghiệp, tập huấn nâng cao kỹ năng cho Huynh Trưởng.
- Thúc đẫy tinh thần thi đua để các em tìm hiểu thêm về những thông tin mới liên quan đến các đề tài tu học không được giảng dạy tại đơn vị cơ sở và uốn nắn, hoàn thiện những kiến thức còn thiếu sót hay lệch lạc của các em.
- Tạo điều kiện để các em lên bậc học cao hơn tương ứng với độ tuổi quy định từng Ngành theo Nội quy và Chương trình tu học của GĐPT.
- Gây nên sự hưng phấn, kích thích việc học hỏi của các em qua kết quả kỳ thi được xác định bởi chứng chỉ trúng cách và cấp hiệu vượt bậc được Ban Huynh Trưởng gắn trước khi vào niên khóa mới.
Việc tổ chức và điều hành một kỳ thi vượt bậc, quý anh chị Trưởng đã được học trong chương trình Trại huấn luyện A Dục, Huyền Trang.Trong phạm vi buổi tập huấn nầy, chúng tôi chỉ chia xẻ thêm với quý anh chị về sự liên quan giữa Hội Đồng Chấm thi và Coi thi (Giám Khảo và Giám Thị) với các phần hành khác trong công tác tổ chức thi vượt bậc và trách nhiệm riêng của từng Thành viên trong Hội Đồng Thi phải làm việc suốt trong quá trình coi thi và chấm thi.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

VÔ NGÃ


Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Vừa rồi có một Huynh trưởng trẻ cho rằng phải truyền đạt làm sao để các em đoàn sinh của chúng ta hiểu Phật Pháp một cách sâu sắc! Chúng tôi nghĩ rằng ý nghĩa thâm sâu của Phật Pháp ngay đến Anh Chị Em Huynh trưởng chúng ta chưa chắc đã hiểu hết, nói gì đến việc truyền đạt đến các em đoàn sinh và làm cho các em có thể hiểu sâu sắc!  Thế nhưng điều cốt lõi là Phật Pháp cần phải được áp dụng vào đời sống hằng ngày.
Thật vậy, mặc dù Phật Pháp cao siêu mầu nhiệm, nhưng Gia Đình Phật Tử chúng ta đã áp dụng Phật Pháp vào tu học và tu tập cho từ Oanh Vũ đến Huynh trưởng không trở ngại. Lấy ví dụ bài ca chính thức của Gia Đình Phật Tử  “Sen Trắng”. Nhiều em đoàn sinh không hiểu hết ý nghĩa lời của bài ca cho là “cao siêu”. Nói đúng hơn, không phải là cao siêu mà là sâu sắc, thâm trầm. Thật vậy, nhẫm lại bài Ca chính thức của Gia Đình Phật Tử, chúng ta thấy rõ từng chữ từng câu… thấm nhuần tinh thần vô ngã của đạo Phật và tinh thần Bi, Trí, Dũng của châm ngôn… Chúng ta thử phân tích một lần xem, để có thể chỉ rõ cho các em có thể hiểu được, chiêm nghiệm được và từ đó lòng Tin Phật, Tin tổ chức Gia Đình Phật Tử, tin Phật Pháp nhiệm mầu cũng như Tin vào Ba ngôi Báu vững vàng hơn.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

THÔNG BÁO CHIÊU SINH TRẠI HUẤN LUYỆN


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
     BHD PHẬT TỬ BÌNH ĐỊNH                                             ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC                
BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH                                        *****O*****
            *****o*****
Số: 12  /TB/PBBĐ                                                    PL 2557, Quy Nhơn Ngày 02  tháng 06 năm 2013
                    THÔNG BÁO
V/v chiêu sinh khóa Trại huấn luyện Lộc Uyển 35/BĐ và A Dục 08/BĐ
           
            Kính gửi:  - Các Anh Chị Ban Viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
        - Quý Anh Chị Ban Điều Hành GĐPT các Huyện,Thành Phố.
        - Các Đơn vị GĐPT trực thuộc trong Tỉnh Bình Định.

Thực hiện chương trình tu học và huấn luyện trong dịp hè năm 2013 của BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh Bình Định. Nhằm đào tạo Huynh Trưởng cầm đoàn, truyền trao kỹ năng thực hành, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế qua công tác đào tạo của những năm trước đây.
            Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT Bình Định tổ chức khai khóa Liên trại huấn luyện Lộc Uyển khóa 35 (đào tạo Đoàn Phó) và trại huấn luyện A Dục khóa 08 (đào tạo Đoàn Trưởng). Nay thông báo một số nội dung để các đơn vị GĐPT cơ sở phổ biến đến các Trại sinh cần thực hiện trước, trong và sau thời gian nhập trại như sau:
            1/ Thời gian trước khi nhập trại:
- Trại sinh phải lập hồ sơ nhập trại gồm có: Đơn ghi danh đăng ký tham dự trại,(có mẫu) Các Chứng Chỉ đã trúng cách các Bậc học Kiên, Trì, Định – Chứng Chỉ trúng cách Trại Lộc Uyển (đối với trại sinh dự trại A Dục) – 02 ảnh 3X4 mặc đồng phục. (các chứng chỉ nêu trên chỉ nộp bản photo không cần công chứng). Hồ sơ nhập trại được Bác Gia Trưởng hoặc Liên Đoàn Trưởng của đơn vị GĐPT sở tại ký tên xác nhận và giới thiệu lên Ban Điều Hành GĐPT Huyện, Thành phố tổng hợp danh sách chuyển đến Văn Phòng BHD Phân Ban GĐPT Bình Định trước ngày 01//07/2013. Những hồ sơ trại sinh nộp sau ngày 01/07/2013 sẽ không được giải quyết vì đã đặc trước việc in ấn tài liệu và phù hiệu trại.
- Các Trại sinh phải tự ôn tập Chương trình tu học Bậc Sơ Thiện, Bậc Kiên (đối với Trại Lộc Uyển) Trung Thiện, Bậc Trì, (đối với Trại A Dục) các kiến thức về môn học HĐTN, Văn Nghệ…vì khi nhập khóa, các trại sinh phải qua kỳ thi khảo sát có đủ trình độ kiến thức về GĐPT, có tinh thần trách nhiệm, chịu sự huấn luyện tự nguyện phụng sự lý tưởng GĐPT.
2/ Thời gian và địa điểm tổ chức Trại:
- Thời gian tổ chức được chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn ba ngày hai đêm.Giai đoạn I từ ngày 19,20,21 tháng 07 năm 2013 (Nhằm ngày 12,13,14 tháng 06 Quý Tỵ). Giai đoạn II từ ngày 09,10,11 tháng 08 năm 2013 (Nhằm ngày 03,04,05 tháng 07 Quý Tỵ).
- Địa điểm tổ chức giai đoạn I tại: Chùa Thiên Sơn Thôn Phú Mỹ Xã Tây Phú Huyện Tây Sơn Tỉnh Bình Định.
- Địa điểm tổ chức giai đoạn II tại: Chùa  Long Sơn, Thị trấn Bồng Sơn, Huyện Hoài Nhơn                                                   Tỉnh Bình Định.
- Hình thức tổ chức: Dựng lều trại cá nhân và gậy 1,60m có 05m dây thừng nhỏ (quy định mỗi trại sinh dựng một lều trại cá nhân kiểu chữ A hoặc lều  kiểu con Cóc).
3/  Đối tượng được huấn luyện:
a/ Đối với trại sinh Trại Lộc Uyển:
-         Tuổi đời tối thiểu là 17 tuổi (Sinh năm 1996). Có chứng chỉ trúng cách Bậc Kiên.
-         Tuổi đời từ 20 tuổi trở lên (Sinh năm 1993). Áp dụng cho các đơn vị GĐPT mới thành lập dưới một (01) năm. Được Chư Tăng Ni Trú trì Chùa sở tại giới thiệu.
-         Điều kiện được công nhận trúng cách:
+ Phải tham dự suốt thời gian trại, học hết chương trình trại.
+ Đạt đủ số điểm quy định của Hội Đồng Chấm Thi tại trại (Điểm bài thi – Điểm Tinh thần học tập –  Điểm Sinh hoạt trại -  Điểm thực tập tại một đơn vị GĐPT cơ sở…).
+ Không vi phạm kỷ luật của Trại.         
          b/ Đối với trại sinh Trại A Dục:
- Tuổi đời tối thiểu là 21 tuổi (Sinh năn 1992). Đã trúng cách Trại Lộc Uyển 02 năm. Có chứng chỉ trúng cách Bậc Trì. Điều kiện được công nhận trúng cách như đã nêu trên (tại mục 2 khoãn a của trại sinh Lộc Uyển). 
            - Kết thúc giai đoạn I các Trại sinh được bốc thăm đến đơn vị GĐPT cơ sở để thực tập. Khi kết thúc giai đoạn II được thực tập tại GĐPT sở tại trong thời gian 06 tháng. Sau đó nhận Chứng chỉ trúng cách nếu đạt số điểm và không vi phạm kỷ luật do Ban Quản Trại quy định.
c/ Đối với Huynh trưởng đã được Huấn luyện:
Những Huynh trưởng đã trải qua trại huấn luyện các năm trước. Nay tự nguyện ghi danh tham dự trại để nâng cao kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng cầm Đoàn.Khi thi kết khóa được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kỹ năng Huynh trưởng cầm Đoàn. (Không cấp chứng chỉ trúng cách trại huấn luyện)
4/  Kinh phí tổ chức:      
      Vì điều kiện chưa xin được nguồn tài chính hổ trợ, do vậy Trại sinh phải tự lực mọi chi phí trong thời gian dự trại.Trong thời gian dự trại nếu xin được nguồn tài chính hổ trợ Ban Quản Trại sẻ thối thu lại cho Trại sinh trước khi bế mạc trại.Trước hết các trại sinh cần chuẩn bị các khoản chi phí sau đây:
·        Tiền ăn trong thời gian dự trại                                                                        = 50.000đồng.
·        Các khỏan chi phục vụ cho Trại, phù hiệu trại, chứng chỉ trúng cách   = 20.000 đồng.
·        Photo, in và đóng tài liệu học tập, giấy và đề thi…                             = 30.000 đồng.
·        Tiền tàu xe, phương tiện đi và về Trại sinh tự sắp xếp, kể cả thời gian đi thực tập. Đề nghị các đơn vị GĐPT sở tại có Huynh trưởng theo học, có nguồn tài chính nên hổ trợ một phần chi phí cho Trại sinh tham dự khóa trại nầy.
5/   Những vật dụng, đồ dùng cá nhân cần mang theo:
-         Nam trại sinh mặc Đồng phục truyền thống GĐPT, Mũ (Nón) Tứ Ân, giày BaTa màu xanh biển, Tất (Vớ) màu Lam. Đeo Huy hiệu, Phù hiệu, Bảng Tên, Cấp hiệu...
-         Nữ trại sinh mặcTrại phục áo Lam dài tay, quần tây dài màu xanh biển hoặc màu xanh đen, không được mặc quần Jean, không mặc quần đáy ngắn, mang theo áo dài quần trắng để dự lễ khai mạc và lễ truyền đăng, Mũ (Nón) Tứ Ân, giày BaTa trắng hoặc xanh biển, Tất(Vớ) màu trắng hoặc Lam. Đeo Huy hiệu, Cấp hiệu, Phù hiệu, Bảng Tên…
-         Mang Ba lô, trại cá nhân, gậy 1,60 mét có 05m dây thừng, võng mùng mền, chén bát đũa, đèn pin, đồ dùng cá nhân, tài liệu, vỡ, bút ghi chép…
-         Không nhận những trại sinh có bệnh Tim mạch,Huyết áp,thiếu can xi, bệnh mãn tính…
-         Không mang theo Vàng Bạc, Đồng hồ, đồ trang sức cá nhân, vật dụng có giá trị.
   Vì sự nghiệp giáo dục và thăng tiến của tổ chức GĐPT. Rất mong được sự cộng hành và phổ biến thông báo nầy đến các Trại sinh để khóa trại đạt kết quả tốt đẹp.
Kính chúc quý Anh Chị thân tâm thường an lạc.Phật sự được viên thành.
Kính chào Tinh Tấn và Dũng Tiến trên đường đạo./.

Nơi Nhận:                                                      TM/ BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH
 - H..T Trưởng Ban HDPT                                                           TRƯỞNG  PHÂN BAN
      “Kính tường trình”                                                               (Đã ký)
- Như trên kính gửi:                                               
  “Để phối hợp phổ biến”                                              Nguyên Hòa HUỲNH ĐÌNH PHƯƠNG

 - Lưu VP BHD Phân Ban BĐ                                           

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

TƯỞNG NHỚ BÁC TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM


Tướng nhớ Bác Tâm Minh Lê Đình Thám

 NGƯỜI TRÍ THỨC PHẬT TỬ ƯU TÚ 

THẾ KỶ XX

 NGƯỜI SÁNG LẬP 

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM


Bác Sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám ( 1897 - 1969 )

Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người đã cống hiến nhiều công lao xuất sắc, đưa Phật giáo miền Trung phát triển vững chắc và sâu rộng.

Để ghi nhớ những công lao của một cư sĩ ưu tú của Phật giáo, chư vị Tôn Đức Giáo phẩm Thừa Thiên-Huế đã tạc một bức tượng bán thân cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám trong khuôn viên Tổ đình Từ Đàm, Huế. Có thể nói đây là vị Cư sĩ duy nhất từ trước đến nay có vinh hạnh lớn được chư vị Tôn Đức quý mến và dựng tượng tưởng niệm.

Cư sĩ Tâm Minh không chỉ đã cống hiến nhiều công lao chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là người tiên phong sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật giáo, nhờ vậy Gia đình Phật tử có nhân duyên ra đời và phát triển như ngày hôm nay. 

BÀI HỌC PHẬT PHÁP


Ý nghĩa Pháp khí – Pháp cụ trong đạo Phật


I. VĂN:

Chuông, Báo chúng, Khánh, Linh, Trống, Mõ, Bảng, Tích trượng, Bình bát… Mỗi vật có một ý nghĩa riêng, cũng như có một âm thanh riêng. Vì thế khi sử dụng, cần bảo trì một cách cẩn trọng.
1.  CHUÔNG
a.  Xuất xứ :
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm có chép : “ Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân lên, mọi hình phạt trong chốn ác đạo đều tạm thời dừng nghỉ. Muôn loài chúng sinh đang chịu cực hình cũng được tạm thời an vui ”.
Trong Cảm Thông truyện có chép : “ Ngày xưa, khi Đức Phật Câu Lưu Tôn ở tại viện Tu Đa La xứ Càng Trúc có tạo một quả chuông bằng đá xanh, thường đánh vào lúc mặt trời vừa mọc. Tiếng chuông ngân lên, liền trong ánh mặt trời có các vị Phật hoá hiện ra diễn nói mười hai bộ kinh, làm cho người nghe chứng được chánh quả không kể xiết ”.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo La Hầu La đánh chuông để diễn giảng giáo lý Viên thường cho A Nan và đại chúng nghe.
Như vậy, Chuông đã có từ thời quá khứ các đức Phật còn tại tiền.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Lễ Hiệp Kỵ GĐPT Quy Nhơn 2013


Lễ  Húy Nhật và Hiệp Kỵ GĐPT TP Quy Nhơn Năm 2013

Hôm nay ngày 16/4/2013 (mùng 7/3/Quý Tỵ) tại Tổ Đình Minh Tịnh thành Phố Quy Nhơn Ban Đại Diện GĐPT TP Quy Nhơn long trọng tổ chức Lễ Húy Nhật lần thứ 44 Cư Sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám đồng thời Hiệp Kỵ cầu siêu Chư hương linh sáng lập, Ân Sư, ban Viên Ban Bảo Trợ, Gia Trưởng, Huynh Trưởng và Đoàn sinh GĐPT quá cố. Lễ Hiệp Kỵ là  một nghi lễ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" nhằm tri ân và báo ân sự hy sinh cống hiến của các bậc tiền bối hữu công, của những người đi trước, đã dày công vun đắp tô bồi cho GĐPT chúng ta có được ngày hôm nay, cũng là dịp tìm lại dấu vết được khắc ghi trên mọi nẻo đường mà các vị đã đi qua đồng thời nhìn lại mình để thắp sáng ước vọng cho chính mình, tự nhắc nhở chúng ta tiếp nối một cách xứng đáng chí nguyện của những tấm lòng cao quý, tiếp nối sự nghiệp phụng sự Lý Tưởng cao đẹp của GĐPT.
Đến Chứng minh lễ Hiệp Kỵ hôm nay, GĐPT thành phố Quy Nhơn được thành kính cung đón Chư tôn thiền đức:
Hòa Thượng Thích Nguyên Phước Thành viên Hội Đồng Trị Sự  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Phó Ban Thường trực Ban Trị Sự  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định
Hòa Thượng Thích Trí Giác Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Viện Chủ Tổ Đình Minh Tịnh.
Đại Đức Thích Thị Tấn Trú trì Chùa Phú Thọ-(Đảm nhiệm Ban Kinh Sư của Lễ Hiệp Kỵ GĐPT - TP Quy Nhơn).
Tham dự lễ Hiệp Kỵ còn có Chư Tôn Đức, Cố vấn Giáo Hạnh của các đơn vị GĐPT Quy Nhơn cùng Quý Bác Ban Bảo trợ, Gia Trưởng, Huynh trưởng và Đoàn sinh các đơn vị GĐPT trong TP Quy Nhơn.
Ban Tổ Chức lễ Hiệp Kỵ hân hạnh được đón tiếp: 
Huynh trưởng Cấp Tấn Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ Phó Phân Ban Hướng Dẫn GĐPT tỉnh Bình Định
Huynh trưởng cấp Tấn Nguyên Hòa Huỳnh Đình Phương Ủy Viên Tu thư BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
Huynh trưởng Cấp Tấn Nguyên Diệp Hồ Thị Liên Ủy Viên Nữ Phật Tử BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
Dưới đây là hình ảnh Lễ Hiệp Kỵ được ghi nhận:
  Tối mùng 6/3 Âl Quý Tỵ ngày 15/4/2013 lễ Thỉnh Linh từ Bảo Điện Tổ Đình Minh Tịnh đến Giảng Đường.

    Lễ tác bạch Thỉnh Sư
    Cung nghinh Chư Tôn Đức Quang lâm đạo tràng
    Niệm Phật cầu gia hộ
    Chào cờ Gia Đình Phật Tử, phút mật niệm

   Nhị vị Hòa Thượng chứng minh 
    Chư Tôn Đức tham dự Lễ Hiệp Kỵ
Ban Bảo Trợ, Gia Trưởng, tham dự 
    Bác Thị Kiện Trần Văn Châu  đọc Lời Cảm Niệm

Anh Nguyên Trân  Lê Dũng Tý  ( Đại Diện GĐPT  Tp Quy Nhơn) đọc tiểu sử Cư Sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám 



 Anh Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ (Phó BHD Phân ban GĐPT Bình Định) ban huấn từ

 Hòa Thượng Thích Trí Giác ( Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật giáo Thành phố Quy Nhơn) Ban đạo từ 



Chiều ngày 7/3/ Quý Tỵ (15/2/2013) chẩn tế cô hồn