photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nhạc Lý: Ý Nghĩa Dấu DC Trong Bài Hát

Ở cuối bản nhạc ta gặp dấu DC ( Da Capo) nghĩa là trở lại từ đầu hát cho đến chữ  FINE là chấm dứt (Da Capo al fine).
Ta gặp trường hợp này trong bài Trại ca Vườn Xanh:
Có nghĩa là hát trở lại từ đầu: Về đây vun xới…. cho đến chỗ có chữ Fine .. Đắp xây gia đình -( hay chữ Hết) thì bản nhạc mới kết thúc.
Trường hợp thứ hai là bài Thiếu nữ áo lam sử dụng dấu Hồi Tống ở cuối bản nhạc:
thì phải lặp lại từ đầu  Đoàn chị em….cho đến chữ FINE (hoặc chữ HẾT)… Ánh Đạo thiêng  thì bài hát mới kết thúc.

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn bản (8)

DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU
KHUNG THAY ĐỔI
1. DẤU NHẮC LẠI:
Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản (7)

DẤU NỐI – DẤU LUYẾN
DẤU CHẤM LƯU-DẤU CHẤM NGÂN
Dấu nối, dấu chấm lưu, dấu chấm ngân là những ký hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.
1. Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.
2. Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.
3. Dấu chấm lưu còn gọi là dấu chấm dôi là ký hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.
4. Dấu chấm ngân còn gọi là dấu mắt ngỗng, là ký hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lý tự do.

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản (6)

Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau:

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản (5)

SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
*Một số loại nhịp thông dụng:
-Nhịp 2/4:

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản (5)

SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
*Một số loại nhịp thông dụng:
-Nhịp 2/4:

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản (4)

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc lý căn bản (3)

Có nhiều em muốn cho mau nhớ thường viết tên nốt nhạc kế bên để đọc, điều này không nên vì nó làm chậm trễ khả năng thực hành của mình. Chỉ nên chịu khó lúc đầu, dò nốt và đọc cho chính xác vị trí , sau đó sẽ quen thuộc và linh hoạt hơn. Bổ sung vào phần dấu hóa để các em có thể ôn tập kỹ hơn:

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản (2)

II: Các ký hiệu ghi cao độ
1. Tên các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA,SOL,LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, SON, LA, SI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bátđộ).
2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên: Đô – Rê – Mi – Fa – Son – La – Si.
Các nốt nhạc hoặc những hợp âm  lại được ghi theo ký tự riêng: Do: C – Re: D – Mi: E – Fa: F – Sol: G – La: A – Si: B (hiện nay B chỉ si giáng, còn H chỉ si thường).
Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Son La Si (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.
-Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Si với Đô. -Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Son, Son với La, và La với Si.
Ta có sơ đồ :
Đô–Rê–Mi-Fa–Son–La–Si-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám ( từ Đồ  đến  Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750) và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này).
5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.
5.1. – Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.
5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.
5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.
câu hỏi ôn tập:
1. có bao nhiêu nốt nhạc? Hãy kể ra
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 nốt nhạc.
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó.
Còn tiếp

NHẠC LÝ CĂN BẢN

Nhạc Lý Căn Bản

Theo yêu cầu, nhóm phụ trách văn nghệ chúng tôi sẽ sắp xếp những bài vở theo chương trình âm nhạc của các bậc học từ thấp đến cao.
I: Khái niệm tổng quát về âm nhạc
1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc.
2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được.
3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện khả giác một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Trong âm nhạc, các phương tiện đó là âm thanh. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ.
4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính này :
4.1. Cao thấp (cao độ)
4.2. Ngắn dài (trường độ)
4.3. Mạnh nhẹ (cường độ)
4.4. Đục trong, sáng tối … (âm sắc).
Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal …
5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Ký âm pháp là phương pháp ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực.
Câu hỏi ôn tập:
1.âm nhạc là gì?
2.Nghệ thuật là gì?
3.Âm thanh có mấy đặc tính? kể ra
4.Ký hiệu âm nhạc là gì?
Sưu tầm

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN QUẢN TRỊ BLOGSPOT NHÀ LAM BÌNH ĐỊNH

GIÁO HỘI PGVN TỈNH BÌNH ĐỊNH                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
     BHD PHẬT TỬ BÌNH ĐỊNH                                               ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC            BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH                                      *****O*****
            *****o*****
    Số: 28 /QĐ/PBBĐ                                             PL 2557, Quy Nhơn Ngày 29  tháng 08 năm 2013
                                       QUYẾT ĐỊNH
                            Thành lập Ban Quản Trị trang mạng Blogspot.com Nhà Lam Bình Định của
                                   Ban Hướng Dẩn Phân Ban Gia Đình Phật Tử Tỉnh Bình Định.
           
TRƯỞNG BAN HƯỚNG DẨN PHÂN BAN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ BÌNH ĐỊNH
   
-   Căn cứ Nội Quy Phân Ban GĐPT và Nội Quy Huynh Trưởng GĐPT thuộc Ban Hướng Dẩn Phật Tử Trung Ương GHPGVN ban hành theo Quyết định số: 257/2013/QĐ-HĐTS ngày 17/07/2013 của Ban Thường Trực Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-PGBĐ ngày 18/04/2013 của Hòa Thượng Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Bình Định về việc công nhận thành phần nhân sự BHD-PB/GĐPT Bình Định nhiệm kỳ 2012 – 2017.
 Căn cứ nhu cầu sinh hoạt.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay thành lập Ban Quản Trị trang mạng Blogspot.com Nhà Lam Bình Định do Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT Bình Định quản lý gồm có các thành viên có tên dưới đây:

-          H.Tr Cấp Tấn Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ       - Cố Vấn Ban Quản Trị trang mạn.
-          H.Tr Cấp Tín Nguyên Thọ Trần Văn Nhơn          -  Chủ Nhiệm
-          H.Tr Cấp Tập Nguyên Niệm Dương Thanh Tươi -  Phó Chủ Nhiệm
-          H.Tr Cấp Tập Như Minh Nguyễn Đình Thi          -   Thư Ký
-          H.Tr Cấp Tập Như Chơn Trần Quốc Toàn            -   Ban viên
-          H.Tr Cấp Tập Quảng Toàn Vũ Đức Thiện             -   Ban viên

Điều 2: Các Huynh Trưởng có tên trên chịu trách nhiệm tập hợp các thông tin, đưa tin các sự kiện  sinh hoạt, hình ảnh, viết các đề tài sinh hoạt tu học từ các đơn vị GĐPT trong Tỉnh. Được trực tiếp đăng các thông tin trên trang   mạng : nhalambinhdinh.blogspot.com. Thông qua địa chỉ Gmail: nguyenthoquynhon@gmail.com

Điều 3: Các Anh Chị Phó trưởng ban, Chánh thư ký, Nội Vụ, Tổ Kiểm, Nghiên Huấn và các Huynh Trưởng có tên tại Điều 1 chiếu nhiệm vụ thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.


     Nơi nhận:                                                              TM/ BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH
-H.T Trưởng Ban HDPT                                                                TRƯỞNG PHÂN BAN  
-ĐĐ Phó Ban HDPT                           
      “Kính tường trình”                                                                                 (Đã Ký)
- Các Anh Chị Ban viên BHD:                                                  Nguyên Hòa HUỲNH ĐÌNH PHƯƠNG
  “Để phối hợp phổ biến”                                 

- Lưu VP BHD Phân Ban BĐ                                                   

làm quen với nốt nhạc,khuông nhạc, với nhịp và phách

Em làm quen với Khuông nhạc – Nốt nhạc

I. EM CẦN BIẾT :
1. Một khuông nhạc gồm có 5 dòng ( đường kẻ ) song song và cách đều nhau. Năm dòng này tạo nên 4 khe.
Ngoài  những dòng và khe chính còn có những dòng, khe phụ ở phía dưới và phía trên khuông nhạc.
2. Nhạc hiện nay thường sử dụng 7 nốt nhạc phổ thông Tây phương với tên gọi : Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si.
Thông thường người ta dùng khóa Sol để xác định tên nốt trên khuông. Khóa Sol được viết bắt đầu từ dòng thứ 2 ( tính từ dưới lên ).Từ nốt Sol chúng ta có thể tìm được vị trí các nốt khác theo thứ tự liền bậc ở khe, dòng, đi lên hoặc đi xuống.
Sự thay đổi giữa các nốt nhạc này tạo nên cao độ. Hai nốt liền nhau cách  nhau 1 cung ( trừ hai nốt Mi – Pha  = ½  cung , và Si – Đô  = ½ cung ).
3. Về trường độ, sự khác nhau được phân biệt bởi các hình nốt. Hình nốt là kí hiệu ghi độ ngân dài ngắn của âm thanh.
II. EM TRẢ LỜI VÀ THỰC HÀNH :
-   Kể tên các nốt nhạc theo thứ tự.
-   Kẻ khuông nhạc, viết khóa Sol và ghi 7 nốt.
-   Đọc tên các nốt nhạc trên khuông.
-   Viết các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép và so sánh giá trị giữa các nốt.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

GĐPT KỲ HOÀN TP QUY NHƠN KỶ NIỆM CHU NIÊN LẦN THỨ 57

CHU NIÊN LẦN THỨ 57 GĐPT KỲ HOÀN.
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, Vu Lan mùa báo hiếu lại nhắc nhỡ chúng ta cùng tỏ lòng báo hiếu tri ân cửu huyền thất tổ. Cũng trong độ này cũng là ngày kỷ niệm chu niên GĐPT Kỳ Hoàn. 
  Lễ kỷ niệm năm nay GĐPT Kỳ Hoàn tổ chức với niềm hân hoan thắm tình đạo vị. vào lúc 19h ngày 21/08/2013 ( nhằm 15/07/ Quý Tỵ  )
   Đến chứng minh và tham dự  có  
  •         Hòa Thượng Thích Nguyên Phước   Phó trưởng ban thường trực BTS PG Bình Định, Viện chủ Tổ đình Long Khánh, Cố vấn giáo hạnh GĐPT Kỳ Hoàn.
  •      Cùng Quý Bác trong BBT, BTT-XH cũng có mặt đông đủ tham dự.
  Về phía BHD Phật tử 
  • Anh Nguyên Hiệp - Nguyễn văn Đệ Phó PBHD GĐPT Tỉnh Bình Định.
  • Anh Nguyên Thọ - Trần văn Nhơn UV PBHD GĐPT Bình Định .
và các Anh Chị Thành viên trong PBHD GĐPT Bình Định, BĐD GĐPT TP Quy Nhơn cũng về tham dự.
 Gia đình bạn có BHT GĐPT Hiển Nam, BHT GĐPT Nguyễn Huệ,  BHT GĐPT Phú Thọ
Cùng tất cả các Anh, Chị nguyên LĐT GĐPT Kỳ Hoàn qua các thời kỳ và các Anh Chị cựu Huynh trưởng , Đoàn sinh GĐPT Kỳ Hoàn cũng tề tựu đông đủ.
  Quý Đạo hữu phụ huynh đoàn sinh cũng đến tham dự .
Và hơn 80 Huynh trưởng , đoàn sinh có mặt đông đủ trong buổi lễ hôm nay. 
                                          ĐỘI DÂNG HOA MỪNG CHU NIÊN
                                                                          
                                        CUNG THỈNH HÒA THƯỢNG CHỨNG MINH.

ĐÈN TRỜI

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

CÁI CHẬU NỨT

Cái chậu nứt
Xưa, có người dùng hai cái chậu lớn để gánh nước. Theo thời gian, một trong hai cái chậu bị nứt, vì vậy khi gánh nước từ giếng về, thì nước chỉ còn một nữa.
Cái chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn cái chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, cái chậu nứt nói với người chủ:
  - Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông !
  - Ngươi xấu hổ về chuyện gì ?
  - Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.
  - Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Người chủ từ tốn trả lời.
 Quả thật, dọc theo vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ phần nào, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn phân nữa nước nên lại ray rứt 
  - Tôi xin lỗi ông….
  - Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã tưới cho chúng . Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.
  Cho nên, nếu con người chúng ta là cái chậu nứt thì hãy tận dụng hết vết nứt của mình.
                                              ( Theo nghệ thuật sống )

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

NHÂN MÙA VU LAN HIẾU HẠNH, TRANG NHÀ LAM BÌNH ĐỊNH XIN TRÍCH ĐĂNG NHỮNG BÀI VIẾT CỦA NHỮNG HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH TRONG TỈNH NHÀ ĐÃ VIẾT BÀI THỂ HIỆN NHỮNG CẢM XÚC TỪ TRÁI TIM CỦA MÌNH VỀ CHỦ ĐỀ MÙA BÁO HIẾU. XIN TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC CỦA CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC EM. NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

MẸ TÔI

MÙA VU LAN - MÙA BÁO HIẾU

NHÂN MÙA VU LAN HIẾU HẠNH, TRANG NHÀ LAM BÌNH ĐỊNH XIN TRÍCH ĐĂNG NHỮNG BÀI VIẾT CỦA NHỮNG HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH TRONG TỈNH NHÀ ĐÃ VIẾT BÀI THỂ HIỆN NHỮNG CẢM XÚC CỦA MÌNH VỀ CHỦ ĐỀ MÙA BÁO HIẾU. XIN TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC CỦA CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC EM. NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT.

Mẹ tôi

                  Văn thị Ái Miên
                  Pháp danh Quang Ái ( Đoàn Thiếu Nữ GĐPT Phước Sơn )
          ởting cuộc đời mỗi người
             Trong cuộc đời mỗi người biết bao tình cảm mà ta yêu quý, mà ta trân trọng như tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình . Nhưng đối với tôi có lẽ tình cảm đối với mẹ thật sự là quan trọng nhất .
             Không biết tự bao giờ tiếng MẸ đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người . Tiếng MẸ đã đi theo ta suốt cuộc đời từ khi bập bẹ tiếng nói đầu tiên cho đến khi nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng . Có lẽ chính vì thế mà công lao của Mẹ thật cao cả và thiêng liêng . Tình cảm của Mẹ vẫn luôn đong đầy không bao giờ cạn khô dành cho đàn con như câu " Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra " . Mẹ yêu con bằng chính trái tim , cho con mọi thứ Mẹ có . Cuộc đời Mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con , tình yêu Mẹ dành cho con mênh mông rộng lớn . Ngay từ khi con còn trong bụng Mẹ cho đến khi con chào đời , Mẹ đã mang nặng đẻ đau , lo cho con từng miếng ăn , từng manh áo . Con đau ốm Mẹ cũng lo , con đau bao nhiêu Mẹ cũng đau bấy nhiêu . Con vừa ra đời đã nằm trong vòng tay của Mẹ , những dòng sữa ngọt ngào , những lời ru âu yếm đưa con vào giấc ngủ say . Vui mừng khi con cất tiếng gọi Mẹ đầu tiên , dìu con những bước đi chập chững , không ai khác ngoài Mẹ , lo cho con những lúc trở gió trái trời , những lúc té ngã đau có Mẹ ở bên , Nuôi con lớn lên lo cho con ăn học để con bước tiếp vào đời . Tình Mẹ thật vĩ đại , ngoài những lời dạy bảo chăm lo cho chúng con thì làm sao thiếu vắng những lời rầy la của Mẹ những khi con mắc phải lỗi lầm nhưng con biết rằng những lời rầy la ấy cũng chỉ mong cho con tốt hơn mà thôi , Mẹ luôn bao dung tha thứ lỗi lầm của các con dẫu con có làm gì đi chăng nữa thì con vẫn là con của Mẹ . Một nhà khoa học đã nói : " Vũ trụ có rất nhiều kỳ quan , nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim của người mẹ " . Trái tim Mẹ luôn luôn chứa đầy tình yêu thương , lòng vị tha luôn bao dung đức độ .
                       Những khi ttôi vấp ngã trong cuộc đời tưởng chừng như bầu trời sụp đổ không còn niềm tin vào ngày mai thì Mẹ luôn an ủi cho tôi , luôn động viên tôi lúc buồn Mẹ là bờ vai vững chắc cho tôi theo suốt cuộc đời này, Mẹ dành hết tình cảm dù tình cảm ấy là vô hình nhưng thiếu nó ta như không thể nào sống nổi.
                      Tôi thương Mẹ tôi nhiều lắm . Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng đến bây giờ khi chỉ còn một năm học nữa thôi là tôi đã xa mẹ rồi thì tôi mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của Mẹ . Nhưng có lẽ tôi thực sự chưa bao giờ cất lên một lời nói với Mẹ rằng : " Con thương Mẹ lắm , Mẹ ơi " ! dù biết tình cảm ấy luôn hiện hữu trong tôi nhưng không hiểu lý do từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ thốt lên cũng như chưa bao giờ thổ lộ ra ngoài .
                     Mẹ ơi , giờ Mẹ đã không còn tré nữa nhưng Mẹ vẫn phải lo cho anh em con học hành vẫn còn phải bươi chải giữa dòng đời khó nhọc để có đủ thu nhập cho anh em con được học hành Mẹ tần tảo , hy sinh lo cho chúng con nhiều quá mà giờ con chưa thể nào làm gì giúp Mẹ đỡ bớt nhọc nhằn giữa những ngày khó khăn của cuộc đời . Con chỉ có thể cố gắng học tập cố gắng rèn luyện bản thân để có thể bước đến ngày vinh quang mà giúp Mẹ đỡ nhọc nhằn hơn. Con thầm nguyện cầu cho Mẹ và gia đình sức khoẻ tốt đẻ có thể tiếp tục chuỗi ngày dài phía trước . Dẫu cho muôn lời ca tiếng hát , muôn ngàn lời văn cũng không thể nào kể hết tình Mẹ.
                      Con cảm ơn Mẹ vì Mẹ đã là Mẹ của chúng con .

MÙA HIẾU HẠNH

Mùa hiếu hạnh

MÙA VU LAN - MÙA BÁO HIẾU

NHÂN MÙA VU LAN HIẾU HẠNH, TRANG NHÀ LAM BÌNH ĐỊNH XIN TRÍCH ĐĂNG NHỮNG BÀI VIẾT CỦA NHỮNG HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH TRONG TỈNH NHÀ ĐÃ VIẾT BÀI THỂ HIỆN NHỮNG CẢM XÚC CỦA MÌNH VỀ CHỦ ĐỀ MÙA BÁO HIẾU. XIN TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC CỦA CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC EM. NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT.

Ba em

           Bài viết của Phạm thị Diễm My
          ( Đoàn Oanh vũ nữ GĐPT  Phước Sơn )

         Gia đình em gồm có năm người, không may mẹ em bị một căn bệnh quái ác đã qua đời khi em vừa mới chào đời chưa kịp một lần cất tiếng gọi mẹ.
          Một mình Ba em gà trống nuôi con tần tảo sớm khuya chăm sóc ba đứa con khôn lớn nên người , hình ảnh của Ba đã khắc sâu vào trong tim em . Người ta thường nói : " con không mẹ như măng không bẹ " em khát khao được gọi tiếng mẹ một lần như mấy đứa bạn bên hàng xóm . Nhưng hình bóng của Ba em dang cánh tay rộng che chở cho đàn con đã phần nào làm em vơi đi nỗi nhớ mẹ , vì Ba em cũng có đôi bàn tay dịu dàng như một người phụ nữ chăm sóc cho em khi ốm đau Ba thức suốt đêm bên giường bệnh lo lắng cho em từng viên thuốc , muổng cơm , thìa cháo , Ba còn giặt giũ quần áo cho em . Nhìn đôi bàn tay Ba gầy gầy rám nắng và chai sạm vì công việc , bỡi Ba em là thợ hồ mà , em thương Ba quá em thích cái cảnh ngã đầu vào lòng Ba được đôi tay chai cứng xoa đầu gãi lưng , bàn tay của Ba đối với em êm dịu làm sao . Có một điều hầu như Ba mất đi nụ cười từ khi mẹ mất , trước mặt các con Ba cố gắng dấu gượng nỗi buồn ... Ba chỉ mong các con nên người mong những nụ cười cứ mãi nở trên môi các con , Ba tần tảo sớm hôm vì đàn con mong sao bù đắp phần nào của các con vì thiếu đi tình mẹ . Ba luôn hết lòng vì các con, quên đi mệt mỏi , công việc nặng nhọc, cũng có lúc Ba em thở dài , có nhiều đêm em thấy Ba em khóc thầm em nghĩ làm sao lau được dòng nước mắt của Ba , làm sao trên gương mặt của Ba nở những nụ cười . Em cố gắng học giỏi để Ba vui lòng , học thật giỏi để không phụ công ơn dưỡng dục của Ba , sẽ làm nhiều việc giúp ích cho đời , em mơ ước sau này sẽ trở thành Bác sỹ để chữa bệnh cho những người già , những người nghèo , những người khuyết tật và những người có bệnh như mẹ của em để cho mỗi gia đình không còn chịu cảnh mồ côi . Có điều này con muốn nói với Ba : "Con rất yêu Ba , Ba là người tuyệt vời nhất của con "


Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

BAN HƯỚNG DẪN GĐPT BÌNH ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ

BAN HƯỚNG DẨN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
QUA CÁC THỜI KỲ THÀNH LẬP
      
I/ THỜI KỲ SƠ KHAI: 1942 – 1954
-  Thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục và Đoàn  Đồng Ấu Phật Tử. Do Cụ Nguyễn Xuân Thịnh và Giáo Sư Ngô Thừa hướng dẫn.

II/ THỜI KỲ HÌNH THÀNH:  1955 – 1956
-  Ngày 04/07/1955 Anh Nguyễn Tắc và Chị Nguyễn Thị Khánh Tuấn thành lập Gia Đình Phật Tử Quy Sơn sau đó đổi tên thành Gia Đình Phật Tử Lâm Tỳ Ni  (1956) và bộ đồng phục MÀU LAM chính thức xuất hiện trên đất Quy Nhơn. Thành phần Ban Huynh Trưởng gồm có:
§                                       Liên Đoàn Trưởng:              NGUYỄN TẮC
§                                       Liên Đoàn Phó Nam:           LÊ HỒNG TUẤN
§                                       Liên Đoàn Phó Nữ:              DƯƠNG THỊ XUÂN HÒA
§                                       Thư Ký Gia Đình:                Nguyên Tín BÙI VIẾT BẢO
§                                       Thủ Quỹ Gia Đình:     VÕ THỊ NGỌC LOAN
§                                       Đoàn Trưởng Thiếu Nam: TRẦN VĂN ĐOÀN
§                                       Đoàn Trưởng Thiếu Nữ:      TRẦN THỊ PHƯỢNG
§                                       Đoàn Trưởng Thanh Nam: BÙI VIẾT BẢO  (Kiêm)
§                                       Đoàn Trưởng Thanh Nữ:    PHAN THỊ MỘNG LÝ

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

LỜI PHÁT BIỂU TẠI LỄ TRUYỀN VÔ TẬN ĐĂNG TRẠI HUẤN LUYỆN LỘC UYỂN 35 VÀ A DỤC 8

LỜI PHÁT BIỂU CỦA HUYNH TRƯỞNG CẤP TẤN NGUYÊN HIỆP NGUYỄN VĂN ĐỆ ỦY VIÊN TỔ KIỂM BHD PHÂN BAN GĐPT TRUNG ƯƠNG TẠI BUỔI LỄ TRUYỀN ĐĂNG LIÊN TRẠI LỘC UYỂN 35 VÀ A DỤC 8 BÌNH ĐỊNH

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch Chư tôn đức!
Kính thưa Quý anh chị thành viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định!
Kính thưa các Huynh trưởng trong Ban Quản Trại!
Thưa toàn thể Huynh trưởng Trại sinh!
Chặng đường ươm mầm sen trắng của tổ chức GĐPT Việt Nam đã hiện diện trên quê hương Bình Định mến yêu hơn 60 năm qua. Hàng hàng lớp lớp Huynh trưởng đoàn sinh nối tiếp hạnh nguyện tiền nhân, đào luyện thế hệ kế thừa, giữ vững mạng mạch nhà Lam, góp phần xây dựng xã hội và phụng sự đạo pháp.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Bình Định tổ chức trại Huấn luyện Lộc Uyển 35 - A Dục 8 giai đoạn II

Vào lúc 07 giờ 00 ngày 09/08/2013 tại Tịnh xá Ngọc Hội, Thị trấn Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, Ban quản trại liên trại huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển 35 - A Dục 8 năm 2013 do BHD Phân Ban Gia Đình Phật Tử Bình Định tổ chức đã đón nhận các Huynh trưởng trại sinh về tham dự trại giai đoạn II.

Được sự nhất trí của Ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định và cho phép của UBND tỉnh Bình Định, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Quý Chư Tôn Đức trong toàn tỉnh mà đặc biệt là sự giúp đỡ tài trợ của Hòa Thượng Thích Hạnh Bảo – thành viên Ban Trị  Sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Định – Trưởng Ban trị sự GHPG Việt Nam huyện Hoài Nhơn, Thượng tọa Thích Nguyên Hỷ - thành viên Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Định, Phó Ban trị sự GHPG Việt Nam huyện Hoài Nhơn, Phó Ban Hướng Dẫn Phật tử tỉnh Bình Định, Trú trì chùa Long Sơn thị trấn Bồng Sơn cùng chứng minh có Thượng Tọa.Thích Giác Mạnh - Phó Ban trị sự GHPG Việt Nam huyện Hoài Nhơn –Trưởng Ban Hoằng pháp GHPG Việt Nam huyện Hoài Nhơn, Trú trì Tịnh xá Ngọc Hội, Thị trấn Bồng Sơn.
Về phía BHD Phân Ban Gia Đình Phật Tử Bình Định có Huynh trưởng Cấp Tấn Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ UV Tổ Kiểm BHD Phân Ban Gia Đình Phật Tử Trung Ương, Huynh trưởng Cấp Tấn Nguyên Hòa Huỳnh Đình Phương – Trưởng Phân Ban Gia Đình Phật Tử tỉnh Bình Định, kiêm Trại trưởng Liên trại Huấn luyện Lộc Uyển 35 và A Dục 8 cùng đông đủ các thành viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định,các Ban Điều Hành GĐPT Huyện Thành phố, Ban Quản Trại và 117 Huynh trưởng trại sinh tham dự khóa trại huấn luyện năm 2013.
 Vào lúc 15 giờ 00 ngày 11/08/2013 BHD Phân Ban GĐPT Bình Định đã long trọng tổ chức Lễ Bế Mạc trong  hoàn cảnh thời tiết không thuận lợi nhưng thắm đượm tình Lam thân ái và lưu luyến của toàn thể trại sinh,hẹn gặp lại trong kỳ trại năm sau.                                                                                                           
Sau đây là một số hình ảnh của  giai đoạn II do khối báo chí Trại ghi nhận được:



CUNG THỈNH THƯỢNG TỌA CHỨNG MINH LỄ NHẬP TRẠI
     





Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU

Kính Mừng Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Làm thế nào để điều hành cuộc họp có hiệu quả trong tổ chức GĐPT ?

Làm thế nào để điều hành cuộc họp có hiệu quả trong tổ chức GĐPT ?


Làm thế nào để điều hành cuộc họp có hiệu quả trong tổ chức GĐPT ?
Để đáp ứng kỹ năng tổ chức, điều hành buổi họp có hiệu quả nhằm khai triển thành công nội dung, truyền đạt rốt ráo mục tiêu các công tác Phật sự cho các thành viên tham dự buổi họp.
Trong nhiều năm kinh nghiệm sinh hoạt với Gia đình Phật tử, tổ chức và điều hành một số buổi họp mà bản thân thấy rất hiệu quả. Nay, tôi mạn phép chia sẻ với quý Huynh trưởng chủ đề “ Làm thế nào để điều hành buổi họp hiệu quả trong khuôn khổ của tổ chức GĐPT” dưới đây:

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

LỄ CUNG NGHINH XÁ LỢI PHẬT TỔ VỀ BÌNH ĐỊNH

Cung nghinh Xá Lợi Phật Tổ từ Quốc gia Myamar đến Bình Định

Được sự chỉ đạo của Ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Bình Định về Phật sự Cung Nghinh xá lợi Phật Tổ từ Quốc Gia Myanmar đến Bình Định. Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT tỉnh Bình Định đã  tập trung hơn 400 Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh, Thiếu trong Tỉnh có mặt tại sân Bay Phù Cát Bình Định,vào lúc 7giờ 00 ngày 31/7/2013 nhằm phục vụ Phật sự Cung Nghinh Xá Lợi Phật Tổ, cùng tham gia lễ cung nghinh Xá Lợi Phật có đông đủ Chư Tôn giáo phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni tỉnh nhà và rất nhiều Ban ngành chức năng Chính quyền trong Tỉnh cùng các nhà đầu tư doanh nghiệp và hàng ngàn thiện Nam Tín Nữ Phật tử tham gia cung đón Xá Lợi Phật. Đây là một nhân duyên, một niềm vinh dự của tỉnh nhà được đón nhận Xá Lợi Phật Tổ cũng là viên Xá Lợi Phật thứ sáu có mặt tại nước Việt nam do Quốc gia Myanmar tặng cho Ông Trần Bắc Hà .ÔngTrần Bắc Hà Chủ tịch Hội đồng Quản trị  ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam đã hiến cúng lại cho Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Định với mục đích tín ngưỡng dành cho Phật Tử được chiêm bái. Xá Lợi Phật được lưu giữ tại chùa tỉnh Hội Bình Định (141Trần Cao Vân TP Quy Nhơn) trong thời gian 30 ngày.  

        Dưới đây là hình ảnh Cung nghinh Xá Lợi Phật Tổ :