TRÒ CHƠI LỚN
TRÒ CHƠI LỚN LÀ THẾ NÀO?
Trò chơi lớn phân
biệt vơi trò chơi nhỏ. Trò chơi lớn cái gì cũng lớn: thời gian chơi rất dài, có
thể từ 2 giờ đồng hồ, thậm chí kéo dài cả 2-3 ngày liền. Người chơi rất đông từ
20 đến 80 người chơi trong một lần chơi, diển ra trong không gian rộng, trò
chơi lớn tổng hợp rất nhiều trò chơi nhỏ, bài hát, băng reo…
Người chơi thu
nhận được những kỹ năng về tư duy, quan sát, lắng nghe, hợp tác đồng đội, sáng
tạo, kỹ năng lảnh đạo nhóm…Người chơi được rèn luyện đức tính nhẩn nại, tỉ mĩ,
chăm chú khi đi tìm mật thư, rèn luyện thể lực dẻo dai trong suốt quá trình
chơi. Để có thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui
tươi thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau:
1. Phải xác định chủ đề, tên gọi, mục tiêu của Trò
chơi lớn:
- Chủ đề của Trò chơi lớn có thể là: những câu chuyện lịch sử truyền thống, chuyện cổ tích thần thoại, chuyện phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám, khoa học viễn tưởng hay họp bạn…
- Chủ đề của Trò chơi lớn có thể là: những câu chuyện lịch sử truyền thống, chuyện cổ tích thần thoại, chuyện phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám, khoa học viễn tưởng hay họp bạn…
- Tên của Trò chơi
lớn phải gắn với chủ đề nhằm giúp người chơi vào vai trong suốt cuộc chơi. Ví
dụ như: Đi tìm kho báu của Thần Mặt trời, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hành trình
khoa học…
- Mục tiêu và yêu
cầu của trò chơi là nhằm kiểm tra kỹ năng chuyên môn, giáo dục truyền thống,
rèn luyện thể chất và giao lưu giữa các bạn.
2. Phải nắm vững kỹ năng chuyên môn:
- Kỹ năng chuyên
môn là gì? Là các lý thuyết được huấn luyện bây giờ ứng dụng cụ thể trong kỳ
trại hay Trò chơi lớn.
- Người tổ chức Trò chơi lớn giỏi phải là người nắm vững các kỹ năng sinh hoạt tập thể như: truyền tin, mật thư, nút dây, dấu đường, cứu thương… và phải có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống trong Trò chơi lớn như: các đội quá khích, đi sai theo lộ trình dự kiến…
- Người tổ chức Trò chơi lớn giỏi phải là người nắm vững các kỹ năng sinh hoạt tập thể như: truyền tin, mật thư, nút dây, dấu đường, cứu thương… và phải có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống trong Trò chơi lớn như: các đội quá khích, đi sai theo lộ trình dự kiến…
3. Phải nắm rõ địa hình, địa thế:
- Trò chơi lớn có
thành công không cũng phụ thuộc nhiều vào việc người thiết kế Trò chơi lớn biết
chọn địa điểm sao cho phù hợp với cuộc chơi. Trên từng ngã đường, đồi núi, cây
cỏ, sông suối… phải gắn liền với nội dung hoạt động cho phù hợp kịch bản.
- Mặt khác người
tổ chức phải biết cách vẽ sơ đồ Trò chơi lớn, bản đồ chạy trạm và cách thức di
chuyển. Cách di chuyển giữa các trạm ra sao? Hình thức chạy trạm xoay vòng hay
cuốn chiếu? Đi cụm hay từng đội riêng biệt?
- Để thực hiện tốt
việc bố trí trạm qua căn cứ địa hình, bắt buộc người tổ chức phải tham gia tiền
trạm.
* Ghi chú: “tiền trạm” là một thuật ngữ trong sinh hoạt để nêu lên quá trình nghiên cứu thực địa nơi ta dự kiến tổ chức hoạt động nhằm nắm được các yếu tố thiên nhiên và con người địa phương. Qua đó tổ chức tốt các hoạt động tại trại.
* Ghi chú: “tiền trạm” là một thuật ngữ trong sinh hoạt để nêu lên quá trình nghiên cứu thực địa nơi ta dự kiến tổ chức hoạt động nhằm nắm được các yếu tố thiên nhiên và con người địa phương. Qua đó tổ chức tốt các hoạt động tại trại.
4. Bố trí lực lượng cho Trò chơi lớn:
a. Đối với lực lượng Ban tổ chức:
- Phải xác định có bao nhiêu trạm, địa điểm ở đâu?
- Mỗi trạm bao nhiêu người? Có đủ sức không?
- Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi trạm?
- Việc điều phối bổ sung lực lượng của trạm ra sao?
- Nội dung mỗi trạm làm gì?“Kỷ luật - Thống nhất - Công bằng - Tuyệt đối bí mật” là những nguyên tắc mà mỗi thành viên trong Ban tổ chức phải chấp hành.
a. Đối với lực lượng Ban tổ chức:
- Phải xác định có bao nhiêu trạm, địa điểm ở đâu?
- Mỗi trạm bao nhiêu người? Có đủ sức không?
- Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi trạm?
- Việc điều phối bổ sung lực lượng của trạm ra sao?
- Nội dung mỗi trạm làm gì?“Kỷ luật - Thống nhất - Công bằng - Tuyệt đối bí mật” là những nguyên tắc mà mỗi thành viên trong Ban tổ chức phải chấp hành.
b. Đối với người tham gia Trò chơi lớn:
- Số lượng người chơi là bao nhiêu?
- Sự chênh lệch giữa nam – nữ? Điều đó có quan trọng không?
- Độ tuổi của người tham gia? Có ảnh hưởng gì không?
- Trình độ và mức độ tham gia của các đội?
Nếu ta trả lời được những câu hỏi đặt ra thì ta sẽ thiết kế trò chơi vừa sức, không quá khó hay quá dễ. Cuối cùng có thể chuẩn bị cho mỗi đội tham gia có đặc điểm riêng biệt nhằm dễ nhận biết như nón, áo, thẻ đeo…
- Số lượng người chơi là bao nhiêu?
- Sự chênh lệch giữa nam – nữ? Điều đó có quan trọng không?
- Độ tuổi của người tham gia? Có ảnh hưởng gì không?
- Trình độ và mức độ tham gia của các đội?
Nếu ta trả lời được những câu hỏi đặt ra thì ta sẽ thiết kế trò chơi vừa sức, không quá khó hay quá dễ. Cuối cùng có thể chuẩn bị cho mỗi đội tham gia có đặc điểm riêng biệt nhằm dễ nhận biết như nón, áo, thẻ đeo…
5. Xác định thời gian diễn ra Trò chơi lớn:
- Ta căn cứ vào những yếu tố: tổng số trạm, đoạn đường di chuyển, trình độ tham gia của các đội và mức độ các nội dung thử thách để xác định thời gian tối thiểu và tối đa cho từng trạm và cả cuộc chơi.
- Tùy vào chủ đề, địa điểm, thời tiết, điều kiện tổ chức, đối tượng tham gia mà ta xác định thời điểm xuất phát và kết thúc của cuộc chơi: ban đêm, khuya, sáng hay chiều.
- Ta căn cứ vào những yếu tố: tổng số trạm, đoạn đường di chuyển, trình độ tham gia của các đội và mức độ các nội dung thử thách để xác định thời gian tối thiểu và tối đa cho từng trạm và cả cuộc chơi.
- Tùy vào chủ đề, địa điểm, thời tiết, điều kiện tổ chức, đối tượng tham gia mà ta xác định thời điểm xuất phát và kết thúc của cuộc chơi: ban đêm, khuya, sáng hay chiều.
6. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:
- Ta phải căn cứ vào nội dung thử thách từng trạm mà tiến hành chuẩn bị các dụng cụ cho cuộc chơi thật đủ và chi tiết. Nên chăng có thêm công tác chăm lo sức khỏe cho người tham gia. Yếu tố vật dụng trò chơi cũng được xem là quan trọng vì nó diễn tả ý đồ kịch bản được hoàn hảo.
- Trước khi diễn ra Trò chơi lớn phải họp Ban tổ chức để rà soát lại sự chuẩn bị của các trạm và có thể thông báo cho các đội và cá nhân người tham gia những vấn đề cần chuẩn bị trước.
- Ta phải căn cứ vào nội dung thử thách từng trạm mà tiến hành chuẩn bị các dụng cụ cho cuộc chơi thật đủ và chi tiết. Nên chăng có thêm công tác chăm lo sức khỏe cho người tham gia. Yếu tố vật dụng trò chơi cũng được xem là quan trọng vì nó diễn tả ý đồ kịch bản được hoàn hảo.
- Trước khi diễn ra Trò chơi lớn phải họp Ban tổ chức để rà soát lại sự chuẩn bị của các trạm và có thể thông báo cho các đội và cá nhân người tham gia những vấn đề cần chuẩn bị trước.
7. Xây dựng kịch bản và diễn tiến Trò chơi lớn:
Khi đã nắm vững các yêu cầu trên thì công việc cuối cùng là viết kịch bản Trò chơi lớn bao gồm:
a. Những vấn đề chung:
- Tên trò chơi? Mục đích, yêu cầu? Số lượng tham gia?
- Thời gian tiến hành? Nội quy và hiệu lệnh chung?
- Biên chế đội? Vật dụng các trạm?
Khi đã nắm vững các yêu cầu trên thì công việc cuối cùng là viết kịch bản Trò chơi lớn bao gồm:
a. Những vấn đề chung:
- Tên trò chơi? Mục đích, yêu cầu? Số lượng tham gia?
- Thời gian tiến hành? Nội quy và hiệu lệnh chung?
- Biên chế đội? Vật dụng các trạm?
b. Diễn biến trò chơi phải tuân theo trình tự như kịch
bản:
- Trạm xuất phát ở đâu? Kết thúc ở đâu?
- Diễn biến chạy trạm? Xoay vòng hay cuốn chiếu?
- Ai chịu trách nhiệm điều phối diễn biến trò chơi?
Trước khi chơi, người điều phối có thể giới thiệu sơ nét về tên gọi và những chặng thử thách cho người chơi. Để tạo sự bất ngờ và thú vị cho người chơi thì toàn bộ kế hoạch Trò chơi lớn phải được giữ bí mật tuyệt đối.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA:
- Trạm xuất phát ở đâu? Kết thúc ở đâu?
- Diễn biến chạy trạm? Xoay vòng hay cuốn chiếu?
- Ai chịu trách nhiệm điều phối diễn biến trò chơi?
Trước khi chơi, người điều phối có thể giới thiệu sơ nét về tên gọi và những chặng thử thách cho người chơi. Để tạo sự bất ngờ và thú vị cho người chơi thì toàn bộ kế hoạch Trò chơi lớn phải được giữ bí mật tuyệt đối.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA:
1. Phải có sức
khỏe: Đây là tiêu chuẩn đầu tiên vì Trò chơi lớn đòi hỏi sự vận động tối đa cả
về trí tuệ và sức lực, nếu sức khỏe yếu sẽ ảnh hưởng cho đơn vị trong quá trình
chơi.
2. Phải có kỹ năng: Người chơi phải biết ít nhất một trong những nội dung sinh hoạt tập thể để thực hiện tốt các nội dung tại trạm. Đa số qua các Trò chơi lớn thì lực lượng “ăn theo” dường như đông hơn những bạn có chuyên môn. Qua cuộc chơi thì những bạn này cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài học cho riêng mình để phấn đấu trong thời gian tới.
3. Phải có tính kiên trì, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo và chủ động được thời gian: Đây là vai trò, đức tính của người phụ trách, đội trưởng mỗi đội.
4. Phải trung thực, ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể cao: Đây là nguyên tắc bắt buộc của người tham dự Trò chơi lớn.
NGUYÊN THỌ
2. Phải có kỹ năng: Người chơi phải biết ít nhất một trong những nội dung sinh hoạt tập thể để thực hiện tốt các nội dung tại trạm. Đa số qua các Trò chơi lớn thì lực lượng “ăn theo” dường như đông hơn những bạn có chuyên môn. Qua cuộc chơi thì những bạn này cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài học cho riêng mình để phấn đấu trong thời gian tới.
3. Phải có tính kiên trì, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo và chủ động được thời gian: Đây là vai trò, đức tính của người phụ trách, đội trưởng mỗi đội.
4. Phải trung thực, ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể cao: Đây là nguyên tắc bắt buộc của người tham dự Trò chơi lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét