photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

NGÀI RA ĐI VÌ CHÚNG SANH

SỰ RA ĐI DŨNG MÃNH
Vào ngày rằm tháng tư, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nepan và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, làm Thái tử con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.
Thế nhưng, với thời gian, do suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sinh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ.
Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sinh ra khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.

Ngài thấy cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ.
Đặc biệt, qua trải nghiệm thực tế ở bên ngoài, Ngài đã nhận thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau và chết.
Mặt khác, qua câu nói của vị Sa môn: “Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, cầu thoát khổ, viên thành chính giác để phả độ chúng sinh đều được giải thoát” đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đến giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết bàn bất tử.
Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn.
Lúc này, với Thái tử, lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa. Lòng Ngài nặng trĩu tình thương chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Ngài càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài.
Nhằm đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử, khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tổ chức GĐPT-VN lấy ngày nầy làm ngày kỷ niệm truyền thống DŨNG của Ngành Nam, lấy hình ảnh Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia làm biểu tượng của lễ hội truyền thống DŨNG, thể hiện ý chí xuất trần của người thanh niên Tất Đạt Đa thực hiện châm ngôn “BI- TRÍ-DŨNG”: Vậy như thế nào là DŨNG:
v       Dũng là năng lực của ý chí bất thối, không phải là lòng can đảm mà khởi xuất từ sự hiếu biết của TRÍ quán triệt chân lý và sự ưu ái thiết tha thương xót chúng sanh “BI ”. Dẫn đến hành động dấn thân và không cầu hãi sợ trước những chướng ngại hiểm nguy “ĐỨC VÔ ÚY”.
v        Hiểu thấu nhân quả duyên sanh. Phật tử quyết không gieo nhân xấu hạnh tà là “DŨNG”
Hiểu rõ đạo lý bốn sự thật mầu nhiệm, nắm đựoc công năng của tứ nhiếp pháp, nội ma ngoại chướng phải được giải trừ, tinh tấn bất thối là DŨNG.
v        Rành rẽ phân minh, xiển dương chánh pháp, không sợ huyễn dụ tà thuyết là DŨNG
v        Tuân thủ kỷ luật chịu huấn luyện, bị xúc phạm không sân, thấy được cái hay điều tốt của kẻ chống đối sanh tâm vui mừng, phát huy học tập là DŨNG.
v        Sống đúng tinh thần 5 điều luật GĐPT-VN là DŨNG.
v        Giữ vững nội quy, trung kiên với đạo pháp, dân tộc, không quỵ ngã trước sắc, tài, danh, vọng là DŨNG.
Các Anh Chị Em thân mến !
Hình ảnh thái tử Tất Đạt Đa sau một đêm dạ vũ tưng bừng, ngài đã thấy sự giả hợp của cuộc sống, đã thai nghén từ lâu, giục giã ngài lên đường cắt ái ly gia , tầm cầu chân lý, giải thoát chúng sanh khởi sự vào lúc 0 giờ, trước khi lên đường ngài vén màn nhìn Da Du Đà La và La Hầu La lần cuối. Điều này nhắc nhở cho chúng ta sợi dây Ái Dục đã trói buộc chúng sanh trầm luân sanh tử luân hồi, khổ đau khó dứt, ấy vậy màThái Tử cắt bỏ cái tính trói buộc ấy mang tính chất tự nguyện cùng với con ngựa Kiền Trắc và người hầu Xa Nặc vượt dòng sông A Nô Ma .
Bên này là bến mơ, bên kia là bờ giác. Ở bên kia bờ sông Thái Tử cắt tóc, cởi Hoàng bào, trao gươm báu Bảo Sa Nặc mang Kiền Trắc trở lại hoàng cung tấu trình vua Tịnh Phạn, Thái Tử đã  trả lại cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh là XÃ PHÚ CẦU BẦN rốt ráo  để tham vấn học đạo. Thiện tâm  nhiệt huyết Thái Tử có thừa, Tinh tấn dũng mãnh thái tử không thiếu ấy thế mà chân lý còn ở cuối chân trời 5 năm cầu đạo, tu theo hạnh Đầu đà 6 năm. Tuy cả hai xả phú và xả thân kinh qua 11 năm cần mẫn nhưng chỉ đủ công năng khai phá nghĩa mầu “Trung Đạo”. Kết tọa cụ bằng cỏ dưới gốc cây Bồ đề nhìn xuống dòng Ni Liên thuyền sau khi tắm rửa mát mẻ, uống bát sữa của nàng Tu Xà Đề dâng cúng. Thái Tử ném  chiếc bình bát xuống dòng sông Ni Liên lập nguyện “ Nay ngồi đây truy tìm đạo lý, nếu không chứng vô thượng chánh đẳng, chánh giác, quyết không đứng lên, nguyện này thành bình bát kia phải trôi ngược dòng sông”. Qua hình ảnh ấy anh chị em thấy Đức Thế Tôn không khuất phục hoàn cảnh và nghịch cảnh đã đưa đến.

          Tổ chức GĐPT/VN chúng ta vẫn trường tồn cho đến nay là nhờ dũng khí của Quý Thầy và các Anh các Chị cao niên mỡ đường. Ngày nay, nhớ ơn Như Lai đã Dũng mãnh “cắt ái ly gia” thực hiện chí hướng xuất trần, tìm cầu chân lý, cứu độ chúng sanh. Nhớ ơn Quý Thầy và các Anh Chị, các em phải ra sức tu học phụng sự chúng sanh, phụng sự Tam Bảo, góp phần xây dựng xã hội, quyết tâm hoàn thành mọi Phật sự để trung tiến báo ân Đức Thế Tôn.
                                                                                      NGUYÊN THỌ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét