Niên Đại Lịch Sử Phật Thích Ca –
Theo sách vở đời Ngụy, Trung Quốc – sa môn Đàm Mô Tối viết:
Phật giáng sanh vào mồng tám tháng tư năm thứ hai mươi bốn của triều vua Chu Chiêu Vương, và nhập diệt vào ngày mười lăm tháng hai năm thứ năm mươi hai của triều vua Mục Vương. Năm tháng Phật đản sanh và nhập Niết Bàn, hầu hết các triều đại quân chủ đều tuân phụng như nhau mà không sửa đổi.
Theo cổ thư, Hán Minh Đế nằm mộng thấy “Người vàng” xuất hiện rực rỡ ở phương Tây bèn cử sứ bộ đi về xứ ấy thăm hỏi – Đến Ấn Độ mới biết có đức Phật Thích Ca đang hoằng pháp. Vua cho khắc lên bia đá thời gian mà vua nằm mộng là mồng 8 tháng tư âm lịch.(Sau này linh mục Alexandre de Rhodes viết rằng các sứ bộ ấy lười biếng quá – phải chi đi nữa thì sẽ gặp chúa Jesus rồi!!!)
Từ đó về sau hệ Phật Giáo Bắc truyền, trong đó có Việt Nam tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày Mồng 8 tháng tư âm lịch – khác với Phật giáo Nguyên Thủy và Nam truyền là Lễ Tam Hợp ( Đản sinh – Thành Đạo – Nhập diệt) đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesekha (tháng thứ 2 Ấn Độ)
Cho đến Đại hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VI tại Phnom Penh, Cambodia tháng 11 năm 1961 Quyết định tôn trọng Niên đại lịch sử Nam và Bắc Tông theo lịch sử, trong đó có hai điểm chung là Niên đại lịch sử tính theo năm Phật trụ thế là 80 để tính Phật lịch từ khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn và chọn ngày Rằm Tháng Tư âm lịch để đồng cử hành Lễ Phật Đản.
Như vậy muốn biết năm đức Phật Đản sinh phải lấy Phật lịch cộng thêm 80 năm trụ thế nữa thì mới ra năm đản sinh: Pl.2558 + 80 = 2638
Lễ Phật Đản năm 1962 Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ra Thông Bạch chính thức áp dụng theo Quyết nghị của Phật Giáo Thế Giới về Phật lịch và thay đổi thời gian cử hành Lễ Phật Đản chính thức.
Theo cổ thư, Hán Minh Đế nằm mộng thấy “Người vàng” xuất hiện rực rỡ ở phương Tây bèn cử sứ bộ đi về xứ ấy thăm hỏi – Đến Ấn Độ mới biết có đức Phật Thích Ca đang hoằng pháp. Vua cho khắc lên bia đá thời gian mà vua nằm mộng là mồng 8 tháng tư âm lịch.(Sau này linh mục Alexandre de Rhodes viết rằng các sứ bộ ấy lười biếng quá – phải chi đi nữa thì sẽ gặp chúa Jesus rồi!!!)
Từ đó về sau hệ Phật Giáo Bắc truyền, trong đó có Việt Nam tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày Mồng 8 tháng tư âm lịch – khác với Phật giáo Nguyên Thủy và Nam truyền là Lễ Tam Hợp ( Đản sinh – Thành Đạo – Nhập diệt) đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesekha (tháng thứ 2 Ấn Độ)
Cho đến Đại hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VI tại Phnom Penh, Cambodia tháng 11 năm 1961 Quyết định tôn trọng Niên đại lịch sử Nam và Bắc Tông theo lịch sử, trong đó có hai điểm chung là Niên đại lịch sử tính theo năm Phật trụ thế là 80 để tính Phật lịch từ khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn và chọn ngày Rằm Tháng Tư âm lịch để đồng cử hành Lễ Phật Đản.
Như vậy muốn biết năm đức Phật Đản sinh phải lấy Phật lịch cộng thêm 80 năm trụ thế nữa thì mới ra năm đản sinh: Pl.2558 + 80 = 2638
Lễ Phật Đản năm 1962 Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ra Thông Bạch chính thức áp dụng theo Quyết nghị của Phật Giáo Thế Giới về Phật lịch và thay đổi thời gian cử hành Lễ Phật Đản chính thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét