photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

KHƠI DÒNG LAM SỬ

NHẬN THẤY BÀI VIẾT NẦY RẤT BỔ ÍCH. XIN SAO CHÉP LẠI NGUYÊN VĂN ĐỂ ANH CHỊ EM CÙNG THAM KHẢO, ÔN LẠI LỊCH SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM.

GĐPT Viet Nam
Hoàng Mộng Long
Hơn 70 năm trôi qua, tổ chức GĐPT không ngừng lớn mạnh, với tôn chỉ lấy giáo lý Phật Đà làm căn bản trên bước đường giáo dục lớp trẻ kế thừa để nối dòng mạng mạch Phật giáo, GĐPT đã đóng góp công sức và trí tuệ để duy trì và xây dựng nền đạo lý vốn có qua các thời đại.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, biến thiên của cuộc đời, Gia Đình Phật Tử vẫn tồn tại trong lòng dân tộc và đạo pháp. Giữa bao thăng trầm và biến thiên ấy, giữa bao sóng gió ba đào ngút ngàn nghiệt ngã, đóa sen trắng vẫn khai hoa nở nhụy, vẫn cho đời hương thơm tinh túy, vẫn tươi màu tinh khiết trong biển đời rực lửa tham si.
Xin được tóm lược giai kỳ hình thành và phát triển. Vào những năm 1940, Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục hình thành, bởi lẽ một số thiện trí thức Phật giáo nhận thấy rằng đời sống của quần chúng thời bấy giờ đầy những trụy lạc, nguy hiểm, sống trong thù ghét, nghi kỵ lẫn nhau và lớp trẻ tha hóa đạo đức.

Do đó, vào mùa Thu năm 1940 một số anh em gồm 12 người là:
1. Anh Phạm Hữu Bình
2. Anh Đinh Văn Nam
3. Anh Ngô Điền
4. Anh Đinh Văn Vinh
5. Anh Ngô Thừa
6. Anh Lê Đình Duyên
7. Anh Phạm Quỵ
8. Anh Võ Đình Cường
9. Anh Nguyễn Hữu Quán
10. Anh Lê Kiểm
11. Anh Nguyễn Khải
12. Anh Hoàng Ngọc Phu
image017
Tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt Nam là Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục (trong đó có cả mô hình Gia Đình Phật Hóa Phổ và thực thể Đồng Ấu – Đoàn Đồng Ấu đầu tiên tại Huế)
Đã nhóm họp tại nhà Bác Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM ở số: 31, Phan Bội Châu, Bến Ngự Huế để cùng nhau sách tấn tu học và sau đó lập nên Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, dưới sự bảo trợ của Hội An Nam Phật Học, đồng thời dưới sự dẫn dắt của Bác Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM.
Sau một năm có thêm ba anh em tham gia:
1. Anh Ưng Hội
2. Anh Lâm Công Định
3. Anh Tráng Thông
Cố vấn Bác Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM.
- Hoạt động của Đoàn là nghiên cứu Phật Pháp.
- Hoàn thiện thân giáo
- Giảng Phật Pháp tại chùa Từ Đàm
- Tu Bát Quan Trai Giới
- Tổ chức các Gia Đình Phật Hóa Phổ
Huy hiệu của Đoàn là Hoa Sen Trắng trên hình tròn, nền xanh lá mạ. Tác giả anh Lê Lừng.
image015
Anh Lê Lừng
Tác giả huy hiệu Hoa Sen và Dây Thân Ái
(1941)
Bài ca chính thức của Đoàn – nguyên bản bằng tiếng Pháp, sau đổi lời Việt thành bài “Sen Trắng” nhạc Ưng Hội, lời Phạm Hữu Bình và Nguyễn Hữu Quán.
image021
Đến năm 1944, thành lập được bốn Gia Đình Phật Hóa Phổ đó là:
1. Gia Đình Phật Hóa Phổ Tâm Minh
Phổ Trưởng: Bác Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM.
2. Gia Đình Phật Hóa Phổ Thanh Tịnh
Phổ Trưởng: Bác Thanh Tịnh TÔN THẤT TÙNG
3. Gia Đình Phật Hóa Phổ Tâm Lạc
Phổ Trưởng: Bác Tâm Lạc PHẠM QUANG THIỆN
4. Gia Đình Phật Hóa Phổ Sum Đoàn
Phổ Trưởng: Bác Tâm Thắng NGUYỄN HỮU TUÂN
Bác Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM Phổ Tâm Minh
Bác Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM
Phổ Tâm Minh
Bác Tâm Lạc PHẠM QUANG THIỆN Phổ Tâm Lạc
Bác Tâm Lạc PHẠM QUANG THIỆN
Phổ Tâm Lạc
Bác Thanh Tịnh TÔN THẤT TÙNG Phổ Thanh Tịnh
Bác Thanh Tịnh TÔN THẤT TÙNG
Phổ Thanh Tịnh
Bác Tâm Thắng NGUYỄN HỮU TUÂN Phổ Sum Đoàn
Bác Tâm Thắng NGUYỄN HỮU TUÂN
Phổ Sum Đoàn

- Bài ca chính thức của Gia Đình Phật Hóa Phổ là bài: “Trầm Hương Đốt” của Bửu Bác.
- Mục đích là: Dạy giáo lý cho các em, sống đạo đức và tu tập để trở thành Phật tử chân chính.
- Châm ngôn Gia Đình Phật Hóa Phổ:
Hòa thuận – Tin yêu – Vui vẻ
- Khẩu hiệu là: Tinh Tấn.
- Sinh hoạt: Lễ Phật – Hát bài “Trầm Hương Đốt”
- Học Phật Pháp – Ca hát – Trò chơi – Các mẫu chuyện Đạo.
Gia Đình Phật Hóa Phổ bắt đầu mở rộng tại Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt v.v…
Đến năm 1947, anh Đinh Văn Nam, anh Võ Đình Cường và anh Tráng Thông muốn thay đổi mô hình Gia Đình Phật Hóa Phổ bằng mô hình Gia Đình Phật Tử, vì vậy hai mô hình này vẫn sinh hoạt song song. Mãi đến năm 1951, Gia Đình Phật Hóa Phổ được chuyển danh Gia Đình Phật Tử.
(HML)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét