Tập hát, múa, diễn kịch, kể chuyện
A. TẬP DIỄN KỊCH
Khi kịch bản đã phân chia cảnh diễn hợp lý (bao nhiêu lớp, màn bao nhiêu cảnh) và đạo diễn đã quy định những hành động cơ bản cho nhân vật, việc tập kịch phải theo từng bước sau:1. Chọn diễn viên, phân vai diễn.
2. Phát kịch bản hoặc trình bày nội dung kịch bản cho tất cả diễn viên. Nghiên cứu nội dung vở diễn, tính cách của nhân vật tìm hiểu môi trường sống, nghề nghiệp …
3. Với sân khấu (kịch nói, hát…) diễn viên phải thuộc lời thoại, lời hát… cảm nhận lời thoại như của chính mình, giọng khi cao, khi thấp hòa hợp với nội dung tình cảm nhân vật.
4. Tập thứ tự từng cảnh một (từ đầu tới cuối).
5. Tập theo từng nhóm: có thể có nhiều nhóm tham gia như trong hoạt cảnh truyền thống, lễ hội (hát, múa, diễn kịch, âm thanh, ánh sáng…). Phối hợp âm thanh – ánh sáng – hóa trang đạo cụ.
- Luôn có sự kết hợp âm thanh ánh sáng trong khi tập để tạo ra sự sáng tạo hợp lý, tăng thêm hấp dẫn, đồng thời dễ nhớ cảnh diễn của người diễn viên.
6. Tổng dợt chương trình: kết hợp từng cảnh, từng nhóm thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
- Có thể thêm, bớt một vài chi tiết không phù hợp trong khi chạy chương trình hoàn chỉnh.
Chú ý:
+ Đầu tư về thời gian cho công việc tập luyện, cố gắng không thay đổi nhiều về nội dung đã tập. Người đạo diễn phải tham gia toàn bộ khâu hóa trang, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng… Tác phẩm nhuần nhuyễn, hoàn chỉnh mới đưa ra sân khấu.
+ Bình tĩnh xử lý kịp thời các tình huống sơ suất khách quan, để vở diễn không bị thất bại.
+ Diễn xuất càng gần gủi với nhân vật và sự kiện là càng gần đến sự thành công, phải biết tôn trọng khán giả, cố gắng vượt qua các trở ngại, nhất là tự ái cá nhân.
(Chỉ dẫn cho đoàn sinh một vở kịch ngắn, đơn giản, có thể cho các em sáng kiến một vở kịch).
B. TẬP MÚA
“Múa là ngôn ngữ của thể hình” – một điệu múa thể hiện ý nghĩa nhất định của người biên đạo về một chủ đề.
Không phải chỉ cần uyển chuyển, dẽo dai hay mạnh mẽ dứt khoát … mà cần đồng đều theo nhóm, đây là môn mang tính tập thể rất cao.Múa luôn đi đôi với sự cảm thụ âm nhạc, phân biệt được nhịp mạnh, nhịp nhẹ .. nhanh hay chậm, lúc nào trầm buồn, lúc nào tươi vui rộn rả..
Chú ý: Những tiết mục Múa mang tính “chào mừng”, tất cả diễn viên phải có khuôn mặt tươi vui, luôn có nụ cười ! Thiếu nữ cần có những động tác nhẹ nhàng, Thiếu Nam thì động tác vui tươi, linh hoạt.
(Chỉ dẫn cho đoàn sinh một điệu múa đơn giản, có thể cho các em sáng kiến một điệu múa).
C. TẬP KỂ CHUYỆN
1. Thi văn:- Đoàn sinh nghe một mẩu chuyện, chẳng hạn một mẩu chuyện tiền thân, chuyện đạo, gương hiếu học, gương người tốt việc tốt,… và các em viết lại trên giấy.
- Đoàn sinh có thể tự chọn một mẩu chuyện đã nghe hoặc đã đọc và viết lại trên giấy.
Bài viết được chọn và đăng vào Báo của Đoàn, Đội, Chúng.
2. Tập kể chuyện:
- Đoàn sinh kể lại mẩu chuyện đã chuẩn bị trên.
Chú ý:
+ Giọng đọc rõ ràng, kết hợp với điệu bộ mà biểu cảm theo tính cách của nhân vật và nhanh chậm, trầm bổng theo tình tiết của câu chuyện (lúc nào cần cười, khuôn mặt tươi vui, lúc nào cần buồn thì diễn tả như muốn khóc, chú ý từng động tác tay, chân, quay vòng, bước đi nhẹ nhàng, thái độ giận dữ, lúc nói thầm thì, lúc vung tay nói lớn…). Lối kể chuyện bình bình sẽ gây sự nhàm chán, đôi khi cần phải giả giọng của nhân vật, tiếng chim, tiếng cười hiền hòa, tiếng cười gian ác …
+ Giọng đọc biểu thị thái độ tình cảm của người kể đối với nhân vật chính diện, phản diện. Truyền cảm thụ giáo dục của câu chuyện đến với người nghe và với chính mình (tự giáo dục).
Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau, những nhạc cụ này dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hòa tấu … các nhạc cụ này còn dùng trong Lễ hội, trong sinh hoạt Văn hóa của mỗi dân tộc.
Sau đây là một số nhạc cụ thông dụng:
1). SÁO:
Được làm bằng thân cây trúc, nứa .. dùng hơi để thổi. Có loại sáo dọc, có loại sáo ngang.
2). ĐÀN BẦU:
Chỉ có một dây, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt. Đây là một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam.
3). ĐÀN TRANH:
Đàn tranh còn gọi là đàn Thập lục (có 16 dây), dùng móng gảy. Ngoài độc tấu, hòa tấu, còn đệm cho ngâm thơ…
4). ĐÀN NHỊ:
Ở Miền Nam còn gọi là đàn cò, có 2 dây, dùng dây cung để kéo.
5). ĐÀN NGUYỆT (Nguyệt cầm)
Ở miền Nam gọi là đàn kìm, có 2 dây, dùng móng gảy.
Đàn Nguyệt thường hay dùng để đệm cho hát Chầu Văn – một thể loại dân ca đặc sắc của đồng bào Bắc Bộ.
6). ĐÀN ĐÁY:
Nhạc cụ điển hình của hát ca trù ở Bắc Bộ.
6). TRỐNG:
Có nhiều loại trống khác nhau như: Trống cái, trống cơm, trống đế ..vv. Trống Việt Nam đa dạng về loại hình và nghệ thuật diễn tấu phong phú, tinh tế.
II. VÀI LÀN ĐIỆU DÂN CA CÁC MIỀN
Dân ca là những bài hát do dân gian sáng tác, không rõ tác giả. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc … Các bài dân ca được gọt giũa, sàn lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững cùng với thời gian.
Dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với nền văn hóa lâu đời. Do đó dân ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca Quan Họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống Quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô ở Hà Tây, hát Ví Dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh… Ở Trung Bộ có Hò Huế, Lí Huế, Ba lí, hát Sắc Bùa, … Ở Nam Bộ có các điệu Lí, điệu hò, nói thơ ... Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái, H’Mông, Mường …) Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng ..) đều có bản sắc riêng.
Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những loại hát có nhạc đệm theo, như Chầu Văn, Ca Huế, Ca Quảng, Nhạc Tài Tử Miền Nam… và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải Lương …
Học hát, nghe các làn điệu dân ca và tìm hiểu về dân ca Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giử gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.
Vài làn điệu dân ca:
BÀ RÍ (Dân ca Phú Thọ)
(Nhanh vừa - Thôi thúc)
Bà rằng bà rí
Ơi rằng bà đi
Ơi đi là đâu, bà đi khắp chốn nối dây tơ hồng
Cái duyên ông chồng làm khổ cái đời tôi
Ơi bà rí ơi, bà rằng bà rí ơi
Chồng gì mà chồng bé
Bé teo tèo teo
Chân đi cà kheo lúc đi phải cõng lúc khóc phải bồng
Cái duyên ông chồng làm khổ cái đời tôi
Ơi bà rí ơi, bà rằng bà rí ơi
Chồng gì mà chồng ngáy
Ngáy o ò o
Đêm thì nằm co làm ăn lười biếng chẳng lo học hành
Cái duyên ông chồng làm khổ cái đời tôi
Ơi bà rí ơi, bà rằng bà rí ơi
CHÚC TẾT (Dân ca Mường)
(Vừa phải, hoạt bát)
Chúc Tết nhà ông từ phía ngoài đồng
Ngó vào ngõ trước ngõ sau nhà ông
Mặt trước có rặng cây cau tốt xanh
Phía sau nhà ông có rặng cây mít ông ơi
Kìa con chim chích bắt sâu
Kìa có con chào mào ăn mái
Hái một nhành nho nhỏ để ông đem bán
Được như trâu bán bằng giá trâu
Được như nghé bán bằng giá nghé
Dắt về rừng cắt cỏ lố lố
Dắt về nhà mà cho ăn lúa
Vựa lúa nếp trong nhà còn đến tháng năm
Gạo tẻ thấy còn đến tháng chín
Tháng mười vẫn chưa hết ăn
Tôi xin mừng ông.
LÝ CON SÁO (Dân ca Nam Bộ)
Ai đem con sáo (ký) qua sông (ký) qua sông.
Cho nên con sáo (ơ sáo) sổ lồng (à xa mà) bay xa. Cho nên con sáo (á sáo) sổ lồng (ờ xa mà) bay xa (Ai… xa).
III. TẬP HÁT NHỮNG BÀI HÁT SINH HOẠT TRONG GĐPT.
Bài Ca Chào Cờ Thiếu Nam:
ĐOÀN TA
Nào Ðoàn ta sánh vai lên đường.
Thề một lòng phá tan nghiệp chướng.
Cố gắng nhé không nề khó khăn.
Gieo lên đi khắp nơi tình thương.
Ðoàn ta! Kiên Thệ hùng oai,
Góp sức xây dựng ngày mai.
Ðứng lên đi phất cao Ðoàn kỳ.
Ðoàn ta! Kiên Thệ hùng oai,
Quyết chí bảo tồn danh khiết.
Nêu cao hương thơm màu cờ sáng tươi.
Bài Ca Chào Cờ Thiếu Nữ
THIẾU NỮ ÁO LAM
Đoàn chị em áo Lam tiến lên đường.
Lòng vui sướng ca hát vang trong ánh vàng.
Ngàn hoa tươi đua nở đón chúng ta.
Tâm hồn thanh cao ngợi ca ánh Đạo Thiêng.
Thiếu Nữ ơi! Mau tiến bước lên đường.
Gieo khắp trờì nguồn vui sống yêu thương.
Thiếu Nữ ơi! Cùng nhau bền thân ái.
Tấm áo Lam ngợp trời tung bay.
NÀO VỀ ĐÂY
Nào về đây ta họp đoàn cùng nhau
Cuộc đời vui thú có lúc này thảnh thơi
Anh với em ta cùng sống vui trọn ngày
Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau.
CHIM 4 PHƯƠNG
Chúng ta là chim bốn phương bay về đây
Về đây chúng ta sống trong Đạo Thiêng
Chúng ta là hương gió mang đi ngàn phương
Nguyện đem giao rắc khắp nơi Ánh Vàng.
KẾT ĐOÀN
Vai sánh vai tiến bước trên đường dài sá chi.
Ðem sức trai bền tâm chí kết đoàn vui trong tình thân yêu.
Cùng đi nhịp nhàng ca
Dưới nắng mai hồng đàn chim hót ca
Muôn ngàn cây tươi thắm vươn mình đón chào.
Á.... đoàn ta vui lòng bốc dâng một niềm thân ái.
Á... đoàn ta vui nào đi lên chúng ta kết đoàn.
NGHE TIẾNG CÒI
Nghe tiếng còi cùng nhau kéo đến đây mà hát xướng
Nghe tiếng còi cùng nhau kéo đến đây mà vui chơi
Còn chần chờ làm gì...mau về đây ca hát
Còn chần chờ làm gì...mau về đây hát ca.
CHÀO ANH
Chào anh chào anh mới tới, tới thăm tới thăm nơi này
Lòng tôi hân hoan vui say khi thấy anh cười thật hay
Ô!...trời, trời ơi! Mặt anh giống như mặt trời.
Lòng tôi hân hoan mê say khi thấy anh cười thật tươi.
KẾT ĐOÀN
Bốn phương trời ta về đây chung vui
Không phân chia giọng nói tiếng cười
Cùng nắm tay ta kết đoàn thân ái
Trao cho nhau những gì thiết tha.
Trao cho nhau những gì thiết tha!
ANH EM TA VỀ
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này, 1, 2, 3, 4, 5
Anh em ta về cùng nhau tay sinh hoạt này, 5, 4, 3, 2, 1
Một đều chân bước nhé,
Hai quay nhìn nhau đi,
Ba cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa.
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn biển anh em một nhà.
Năm nhớ mãi tinh này trong câu ca...
- Đoàn sinh có thể tự chọn một mẩu chuyện đã nghe hoặc đã đọc và viết lại trên giấy.
Bài viết được chọn và đăng vào Báo của Đoàn, Đội, Chúng.
2. Tập kể chuyện:
- Đoàn sinh kể lại mẩu chuyện đã chuẩn bị trên.
Chú ý:
+ Giọng đọc rõ ràng, kết hợp với điệu bộ mà biểu cảm theo tính cách của nhân vật và nhanh chậm, trầm bổng theo tình tiết của câu chuyện (lúc nào cần cười, khuôn mặt tươi vui, lúc nào cần buồn thì diễn tả như muốn khóc, chú ý từng động tác tay, chân, quay vòng, bước đi nhẹ nhàng, thái độ giận dữ, lúc nói thầm thì, lúc vung tay nói lớn…). Lối kể chuyện bình bình sẽ gây sự nhàm chán, đôi khi cần phải giả giọng của nhân vật, tiếng chim, tiếng cười hiền hòa, tiếng cười gian ác …
+ Giọng đọc biểu thị thái độ tình cảm của người kể đối với nhân vật chính diện, phản diện. Truyền cảm thụ giáo dục của câu chuyện đến với người nghe và với chính mình (tự giáo dục).
D. TẬP HÁT
I. PHÂN BIỆT VÀI NHẠC CỤ (có nhạc dân tộc)
Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau, những nhạc cụ này dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hòa tấu … các nhạc cụ này còn dùng trong Lễ hội, trong sinh hoạt Văn hóa của mỗi dân tộc.
Sau đây là một số nhạc cụ thông dụng:
1). SÁO:
Được làm bằng thân cây trúc, nứa .. dùng hơi để thổi. Có loại sáo dọc, có loại sáo ngang.
2). ĐÀN BẦU:
Chỉ có một dây, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt. Đây là một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam.
3). ĐÀN TRANH:
Đàn tranh còn gọi là đàn Thập lục (có 16 dây), dùng móng gảy. Ngoài độc tấu, hòa tấu, còn đệm cho ngâm thơ…
4). ĐÀN NHỊ:
Ở Miền Nam còn gọi là đàn cò, có 2 dây, dùng dây cung để kéo.
5). ĐÀN NGUYỆT (Nguyệt cầm)
Ở miền Nam gọi là đàn kìm, có 2 dây, dùng móng gảy.
Đàn Nguyệt thường hay dùng để đệm cho hát Chầu Văn – một thể loại dân ca đặc sắc của đồng bào Bắc Bộ.
6). ĐÀN ĐÁY:
Nhạc cụ điển hình của hát ca trù ở Bắc Bộ.
6). TRỐNG:
Có nhiều loại trống khác nhau như: Trống cái, trống cơm, trống đế ..vv. Trống Việt Nam đa dạng về loại hình và nghệ thuật diễn tấu phong phú, tinh tế.
II. VÀI LÀN ĐIỆU DÂN CA CÁC MIỀN
Dân ca là những bài hát do dân gian sáng tác, không rõ tác giả. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc … Các bài dân ca được gọt giũa, sàn lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững cùng với thời gian.
Dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với nền văn hóa lâu đời. Do đó dân ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca Quan Họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống Quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô ở Hà Tây, hát Ví Dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh… Ở Trung Bộ có Hò Huế, Lí Huế, Ba lí, hát Sắc Bùa, … Ở Nam Bộ có các điệu Lí, điệu hò, nói thơ ... Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái, H’Mông, Mường …) Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng ..) đều có bản sắc riêng.
Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những loại hát có nhạc đệm theo, như Chầu Văn, Ca Huế, Ca Quảng, Nhạc Tài Tử Miền Nam… và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải Lương …
Học hát, nghe các làn điệu dân ca và tìm hiểu về dân ca Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giử gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.
Vài làn điệu dân ca:
BÀ RÍ (Dân ca Phú Thọ)
(Nhanh vừa - Thôi thúc)
Bà rằng bà rí
Ơi rằng bà đi
Ơi đi là đâu, bà đi khắp chốn nối dây tơ hồng
Cái duyên ông chồng làm khổ cái đời tôi
Ơi bà rí ơi, bà rằng bà rí ơi
Chồng gì mà chồng bé
Bé teo tèo teo
Chân đi cà kheo lúc đi phải cõng lúc khóc phải bồng
Cái duyên ông chồng làm khổ cái đời tôi
Ơi bà rí ơi, bà rằng bà rí ơi
Chồng gì mà chồng ngáy
Ngáy o ò o
Đêm thì nằm co làm ăn lười biếng chẳng lo học hành
Cái duyên ông chồng làm khổ cái đời tôi
Ơi bà rí ơi, bà rằng bà rí ơi
CHÚC TẾT (Dân ca Mường)
(Vừa phải, hoạt bát)
Chúc Tết nhà ông từ phía ngoài đồng
Ngó vào ngõ trước ngõ sau nhà ông
Mặt trước có rặng cây cau tốt xanh
Phía sau nhà ông có rặng cây mít ông ơi
Kìa con chim chích bắt sâu
Kìa có con chào mào ăn mái
Hái một nhành nho nhỏ để ông đem bán
Được như trâu bán bằng giá trâu
Được như nghé bán bằng giá nghé
Dắt về rừng cắt cỏ lố lố
Dắt về nhà mà cho ăn lúa
Vựa lúa nếp trong nhà còn đến tháng năm
Gạo tẻ thấy còn đến tháng chín
Tháng mười vẫn chưa hết ăn
Tôi xin mừng ông.
LÝ CON SÁO (Dân ca Nam Bộ)
Ai đem con sáo (ký) qua sông (ký) qua sông.
Cho nên con sáo (ơ sáo) sổ lồng (à xa mà) bay xa. Cho nên con sáo (á sáo) sổ lồng (ờ xa mà) bay xa (Ai… xa).
III. TẬP HÁT NHỮNG BÀI HÁT SINH HOẠT TRONG GĐPT.
Bài Ca Chào Cờ Thiếu Nam:
ĐOÀN TA
Nào Ðoàn ta sánh vai lên đường.
Thề một lòng phá tan nghiệp chướng.
Cố gắng nhé không nề khó khăn.
Gieo lên đi khắp nơi tình thương.
Ðoàn ta! Kiên Thệ hùng oai,
Góp sức xây dựng ngày mai.
Ðứng lên đi phất cao Ðoàn kỳ.
Ðoàn ta! Kiên Thệ hùng oai,
Quyết chí bảo tồn danh khiết.
Nêu cao hương thơm màu cờ sáng tươi.
Bài Ca Chào Cờ Thiếu Nữ
THIẾU NỮ ÁO LAM
Đoàn chị em áo Lam tiến lên đường.
Lòng vui sướng ca hát vang trong ánh vàng.
Ngàn hoa tươi đua nở đón chúng ta.
Tâm hồn thanh cao ngợi ca ánh Đạo Thiêng.
Thiếu Nữ ơi! Mau tiến bước lên đường.
Gieo khắp trờì nguồn vui sống yêu thương.
Thiếu Nữ ơi! Cùng nhau bền thân ái.
Tấm áo Lam ngợp trời tung bay.
NÀO VỀ ĐÂY
Nào về đây ta họp đoàn cùng nhau
Cuộc đời vui thú có lúc này thảnh thơi
Anh với em ta cùng sống vui trọn ngày
Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau.
CHIM 4 PHƯƠNG
Chúng ta là chim bốn phương bay về đây
Về đây chúng ta sống trong Đạo Thiêng
Chúng ta là hương gió mang đi ngàn phương
Nguyện đem giao rắc khắp nơi Ánh Vàng.
KẾT ĐOÀN
Vai sánh vai tiến bước trên đường dài sá chi.
Ðem sức trai bền tâm chí kết đoàn vui trong tình thân yêu.
Cùng đi nhịp nhàng ca
Dưới nắng mai hồng đàn chim hót ca
Muôn ngàn cây tươi thắm vươn mình đón chào.
Á.... đoàn ta vui lòng bốc dâng một niềm thân ái.
Á... đoàn ta vui nào đi lên chúng ta kết đoàn.
NGHE TIẾNG CÒI
Nghe tiếng còi cùng nhau kéo đến đây mà hát xướng
Nghe tiếng còi cùng nhau kéo đến đây mà vui chơi
Còn chần chờ làm gì...mau về đây ca hát
Còn chần chờ làm gì...mau về đây hát ca.
CHÀO ANH
Chào anh chào anh mới tới, tới thăm tới thăm nơi này
Lòng tôi hân hoan vui say khi thấy anh cười thật hay
Ô!...trời, trời ơi! Mặt anh giống như mặt trời.
Lòng tôi hân hoan mê say khi thấy anh cười thật tươi.
KẾT ĐOÀN
Bốn phương trời ta về đây chung vui
Không phân chia giọng nói tiếng cười
Cùng nắm tay ta kết đoàn thân ái
Trao cho nhau những gì thiết tha.
Trao cho nhau những gì thiết tha!
ANH EM TA VỀ
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này, 1, 2, 3, 4, 5
Anh em ta về cùng nhau tay sinh hoạt này, 5, 4, 3, 2, 1
Một đều chân bước nhé,
Hai quay nhìn nhau đi,
Ba cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa.
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn biển anh em một nhà.
Năm nhớ mãi tinh này trong câu ca...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét