photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

TRÒ CHƠI NHỎ

TRÒ CHƠI HÌNH PHẠT KÈM THEO BÀI HÁT VUI
1.CAO CẲNG CÙNG CÒ:
Tất cả cùng hát “con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”.
 Quản Trò ( QT ) hô: cò đâu? Cò đâu?
 Người bị phạt ( NBP ) đáp: Cò đây! Cò đây!
 QT: Cổ đâu?
 NBP: cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
 QT: cẳng đâu?
 NBP: cẳng đây! (đưa chân trái ra)
 NBP tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tất cả cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi trò chơi ( TC ) bắt đầu hát.
2.GIA ĐÌNH NHÀ GÀ
NBP sắp một hàng dọc và ngồi xổm. Vòng tròn cùng hát bài “đàn gà trong sân” NBP nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều, vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “gà mà biết gáy là con gà cha…. Đi lang thang trong sân có con gà, có con gà”..
3.VỊT BÉO:
Tất cả cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
NBP xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi  hát thì NBP cùng đi và làm động tác:
Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát.
Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng.
Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại.
Lưu ý:
QT có thể nói và hướng dẫn trước cho NBP.
Ai làm đúng, đẹp cho về trước.

4.CHÚ MÈO ĐÁNG YÊU
NĐK cho NBP xếp thành hàng ngang trước tập thể. CT cùng hát bài “meo meo meo rửa mặt như mèo..” NBP phải làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…
5.VỊT LẠ KỲ
NBP đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. CÙNG hát bài hát “một con vịt xoè ra hai cái cánh..” NBP đi kiểu khuỵ gối và múa theo lời của bài hát. Sau mỗi câu, QT hô “vịt què”. NBP làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Lưu ý:
QT có thể múa mẫu,  cùng hát vỗ tay.
QTcó thể hô những động tác khó hơn. (Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”.
6.VỊT ĐẺ TRỨNG VÀNG
Tất cà cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”
NBP đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp..” và làm điệu bộ theo các động tác.
Vịt đẻ: hai tay để sau mông.
Vịt ấp: hai tay để trước bụng.
Vịt nở: hai tay để trước mặt.
Vịt bay: hai tay giang ra hai bên.
Lưu ý:
QT hướng dẫn  hát theo nhịp nhanh chậm khác nhau để gây hứng thú cho người chơi.
7.ÂM VANG TÂY NGUYÊN
NBP được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn.
Cùng hát theo nhịp điệu “cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh).
NBP hai tay ôm eo người đằng trước và làm động tác thep nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn eo,… khi bài hát dừng chỗ nào thì NBP giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò chơi khác.
8. CHÚ ẾCH LÔNG BÔNG
Cùng hát theo thể tự do:
“Ech nhông nhông, ếch nhông nhông.
  Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
  Enh nhông nhông, ếch nhông nhông.
  Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi”.
NBP xếp hàng dọc hocặ vòng tròn. Khi bài hát cất lên NBP làm động tác sau: tất cả xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại.
Câu 2: nhảy về phía trước.
Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2.
Hát hết bài hát, khi hát lại lần 2 thì nhảy lui.
Cả vòng tròn cùng hát theo thể tự do: “một đàn kiến con, một đàn kiến nhỏ nối đuôi chạy hoài. Ngoe ngoe râu, lắc cái mình, chân co co. Một đàn kiến con, một đàn kiến nhỏ nối đuôi chăm làm. Bụng to to, eo nhỏ xíu, nhe hàm răng cười khì khì”.
NBP đứng thành hàng dọc hai tay để trên vai người phía trước:
Khi nghe hát “một đàn…chạy hoài” thì cùng chạy vòng tròn.
Khi nghe hát “ngoe ngoe… co co” thì đứng lại và làm động tác đúng như lời bài hát (vẫy tay, lắc mình, co chân)
Lời lần thứ hai thì tất cả chạy ngược dòng lại và cũng làm động tác theo lời bài hát.
9. Anh chàng (cô nàng) kỳ lạ
Cả vòng tròn cùng hát theo thể tự do: “lạ đời có một anh chàng (cô nàng). Giận đời là một ấu nhi, ấu nhi ấu nhi lạ đời. Lạ nhất sao mà hay mếu, mếu, mếu, mếu. Đừng mếu chúng bạn cười cho. Ha ha ha ha, hê hê, hi hi ..”
NBP sẽ thể hiện động tác theo lời bài hát.
“lạ đời… lạ đời” nhảy chân sao quang vòng tròn.
“lạ nhất… mếu mếu mếu” đến chữ mếu thì hai tay dụi mắt và mếu miệng.
“đừng mếu chúng bạn cười cho” nhảy chân sung quanh vòng tròn và đến cuối câu thì chỉ tay vào miệng làm điệu bộ cười duyên.
“ha…hi” chống nạnh và cười thành tiếng.
10.Thưa anh rằng
Cùng hát theo thể tự do: “thưa anh rằng là răng anh thừa, thưa ứ aanh rằng là răng ứ a anh thừa. Thừa thì thua bù trừ cái răng anh thưa. Thừa thì thua tặng ai răng thưa, tặng ai thưa răng”
NBP đứng thành theo cặp nam nữ và làm động tác theo lời bài hát:
“thưa anh… anh thừa” hai người chỉ tay vào nhau.
“thừa thì …. Anh thưa” hai đầu chụm vào nhau, che đầu như nói nhỏ.
“thừa thì….. thưa răng”người này để tay vô miệng mình làm động tác gắn răng vô cho người kia. Sau đó cùng hô lớn : “răng gãy hết rồi” và chạy về chỗ.
Lưu ý:
QT có thể qui định đông tác vui khác tuỳ theo đối tượng.
11. NHẢY KIỂU CẬU
Tất cả xùng hát bài “con cóc”, NBP ngồi xổm nhảy quanh vòng tròn cho đến khi hết bài hát.
Lưu ý:
 - QT có thể thay từ “con cóc” thành con vật khác và NBP phải làm theo động tác của con vật đó.
 - Thực hiện hình phạt đối với một hoặc nhiếu người bị phạt.
12.NHẢY KIỂU CÒ:
QT bắt một bài hát vui, Cùng vỗ  tay và cùng hát.
NBP xếp thành một hàng co chân phải lên và cùng cò quanh vòng tròn cho đến khi bài hát dừng lại thì NBP mới được dừng.
Lưu ý:
NBP không được chạm chân phải xuống đất khi bài hát chưa chấm dứt và phải nhảy đồng loạt.
Hai tay ôm eo người đứng trước, nếu thả tay ra sẽ bị phạt làm lại hình phạt.
13.CÙNG MÚA HÁT VUI
Cùng hát bài hát bất kỳ. NBP múa phụ hoạ theo nội dung cuả bài hát.
Ví dụ: bài hát “kìa con bướm vàng”
Lưu ý:
QTcó thể hướng dẫn NBP múa theo.
NBP có thể múa ngẫu nhiên.
Có thể tuỳ từng bài hát mà cho múa theo cặp nam – nữ.
Chọn những bài hát vui vể con vật, những bài hát có động tác vui….
14. LINH HỌAT:
NBP đứng thành vòng tròn. QTquy ước:
Thổi một tiếng còi: chạy ngược lại
Thổi hai tiếng còi: ngồi xuống
Thổi ba tiếng còi: ngồi xuống giơ hai tay lên.
Lưu ý:
CT cùng hát một bài hát ngắn, vui trong lúc NBP chơi trò này.
QT thổi còi dứt khoát từ chậm đến nhanh.
15.RÂU VÀ RIA:
Cùng hát theo thể tự do:
“Râu và ria nó chìa là chìa ra mép
  Cắt đi nó cứ ra hoài ấy lá ria mép
  Húp cháo nó càng thêm ướt.
  Quyết đem mở trăn bôi vào ấy là râu ria”.
NBP đứng thành hàng ngang, làm động tác theo lời bài hát:
Câu 1: làm động tác vuốt râu, rẽ ria qua hai bên miệng.
Câu 2: một tay làm động tác nắm râu, tay còn lại chém mạnh như cắt đứt .
Câu 3:  làm động tác đang ăn, đầu lúc lắc.
Câu 4: hai NBP đứng gần nhau dùng tay vỗ vỗ vào miệng nhau đến chữ “râu ria” thì bẹo má nhau.
16.KHIÊU VŨ HIỆN ĐẠI:
NBP đứng theo từng cặp nam nữ. Cùng hát một bài hát vui nhộn, NBP nhảy theo. Khi nào bài hát dừng thì đôi nhảy cũng dừng nhưng phải đứng giữ nguyên động tác cuối cùng, cặp nào không giữ nguyên động tác cuối cùng sẽ bị phạt trò chơi khác.
Ví dụ:
NBP đang nhảy, bài hát dừng, động tác lúc này NBP đang co một chân, giơ một tay thì phải giữ nguyên cho đến khi có sự cho phép của QT được bỏ xuống.
Có thể dùng nhạc nền cho thêm phần vui nhộn, hào hứng.
Có thể cho từng cặp nhảy trong những tờ giấy trải rộng, sau đó xếp nhỏ lại dần (mỗi cặp một tờ), cặp nào nhảy ra ngoài tờ giấy thì bị phạt tiếp.
17. THAN THÂN:
Cùng hát theo thể tự do “cây thì cao quá, mình thì lùn, biết làm sao hái được trái cao. Đồ, rê, mi, pha, sol, la, si”
NBP mang tên bảy nốt nhạc, đứng thành hàng ngang làm động tác theo lời bài hát:
“cây thì…qúa” nhón chân và đưa hai tay lên cao.
“mình thì lùn” khuỵn chân xuống, hai tay xuống thấp dần.
“biết… trái cao” từ từ đứng lên, hai tay với lên cao.
“đồ….si” đến nốt nhạc nào thì người mang tên nốt nhạc đó ngồi xuống. Khi nốt nhạc khác ngồi xuống thì lại đứng lên, tao nên giống một làn sống nhỏ nhấp nhô.
Lưu ý: QTcho hát đoạn “đồ…si” nhiều lần và nhanh dần.
18.HÁT LỜI ĂN NĂN 
Trò chơi này dùng để phạt người chơi khi bị phạm lỗi. Thay vì NBP tự nói lên sự ăn năn, hứa không phạm lỗi lầm của mình nữa, người ấy phải hát lên lời mình muốn nói bằng giọng hát riêng của mình.
Ví dụ:
Hôm nay mình đi trễ, tuần sau mình sẽ không trễ nữa.
Mình xin lỗi nhé, lần sâu không dám nữa đâu. QT nên chọn một người nhỏ tuổi hoặc tự mình đứng ra làm nhạc trưởng lấy tay đánh nhạc để kéo dài, lên xuống hoặc chấm dứt lời hát của người bị phạt.

Nguyên Hoàn ( Sưu Tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét