.
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
TIN VUI SINH HOẠT
VÀO LÚC 7 GIỜ 00 NGÀY 19/06/GIÁP NGỌ (15/07/2014) TẤT CẢ HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH GĐPT PHÚ THỌ TỀ TỰU VỀ CHÙA PHÚ THỌ ĐỂ THAM DỰ LỄ KHAI KINH VU LAN, LỄ KỶ NIỆM NGÀY HẠNH 19/06. SAU ĐÓ ĐÚNG 1O GIỜ 00 DỰ LỄ CƯỚI (LỄ HẰNG THUẬN) CỦA ANH ĐỒNG THẮNG PHẠM HUY VIỆT VÀ CHỊ THÁNH XUÂN VĂN THỊ NGỌC MAI. CÓ CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ TẠI CHÙA. BUỔI CHIỀU 14 GIỜ 00 SINH HOẠT CHUNG TẠI CHÙA. ĐỀ NGHỊ ANH CHỊ EM THAM GIA ĐÔNG ĐỦ. BUỔI CHIỀU LÚC 17 GIỜ 00 DỰ TIỆC TẠI TƯ GIA NHÀ BÁC PHẠM VĂN BÁ.
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA
Niên Đại Lịch Sử Phật Thích Ca –
Theo sách vở đời Ngụy, Trung Quốc – sa môn Đàm Mô Tối viết:
Phật giáng sanh vào mồng tám tháng tư năm thứ hai mươi bốn của triều vua Chu Chiêu Vương, và nhập diệt vào ngày mười lăm tháng hai năm thứ năm mươi hai của triều vua Mục Vương. Năm tháng Phật đản sanh và nhập Niết Bàn, hầu hết các triều đại quân chủ đều tuân phụng như nhau mà không sửa đổi.
Theo cổ thư, Hán Minh Đế nằm mộng thấy “Người vàng” xuất hiện rực rỡ ở phương Tây bèn cử sứ bộ đi về xứ ấy thăm hỏi – Đến Ấn Độ mới biết có đức Phật Thích Ca đang hoằng pháp. Vua cho khắc lên bia đá thời gian mà vua nằm mộng là mồng 8 tháng tư âm lịch.(Sau này linh mục Alexandre de Rhodes viết rằng các sứ bộ ấy lười biếng quá – phải chi đi nữa thì sẽ gặp chúa Jesus rồi!!!)
Từ đó về sau hệ Phật Giáo Bắc truyền, trong đó có Việt Nam tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày Mồng 8 tháng tư âm lịch – khác với Phật giáo Nguyên Thủy và Nam truyền là Lễ Tam Hợp ( Đản sinh – Thành Đạo – Nhập diệt) đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesekha (tháng thứ 2 Ấn Độ)
Cho đến Đại hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VI tại Phnom Penh, Cambodia tháng 11 năm 1961 Quyết định tôn trọng Niên đại lịch sử Nam và Bắc Tông theo lịch sử, trong đó có hai điểm chung là Niên đại lịch sử tính theo năm Phật trụ thế là 80 để tính Phật lịch từ khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn và chọn ngày Rằm Tháng Tư âm lịch để đồng cử hành Lễ Phật Đản.
Như vậy muốn biết năm đức Phật Đản sinh phải lấy Phật lịch cộng thêm 80 năm trụ thế nữa thì mới ra năm đản sinh: Pl.2558 + 80 = 2638
Lễ Phật Đản năm 1962 Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ra Thông Bạch chính thức áp dụng theo Quyết nghị của Phật Giáo Thế Giới về Phật lịch và thay đổi thời gian cử hành Lễ Phật Đản chính thức.
Theo cổ thư, Hán Minh Đế nằm mộng thấy “Người vàng” xuất hiện rực rỡ ở phương Tây bèn cử sứ bộ đi về xứ ấy thăm hỏi – Đến Ấn Độ mới biết có đức Phật Thích Ca đang hoằng pháp. Vua cho khắc lên bia đá thời gian mà vua nằm mộng là mồng 8 tháng tư âm lịch.(Sau này linh mục Alexandre de Rhodes viết rằng các sứ bộ ấy lười biếng quá – phải chi đi nữa thì sẽ gặp chúa Jesus rồi!!!)
Từ đó về sau hệ Phật Giáo Bắc truyền, trong đó có Việt Nam tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày Mồng 8 tháng tư âm lịch – khác với Phật giáo Nguyên Thủy và Nam truyền là Lễ Tam Hợp ( Đản sinh – Thành Đạo – Nhập diệt) đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesekha (tháng thứ 2 Ấn Độ)
Cho đến Đại hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VI tại Phnom Penh, Cambodia tháng 11 năm 1961 Quyết định tôn trọng Niên đại lịch sử Nam và Bắc Tông theo lịch sử, trong đó có hai điểm chung là Niên đại lịch sử tính theo năm Phật trụ thế là 80 để tính Phật lịch từ khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn và chọn ngày Rằm Tháng Tư âm lịch để đồng cử hành Lễ Phật Đản.
Như vậy muốn biết năm đức Phật Đản sinh phải lấy Phật lịch cộng thêm 80 năm trụ thế nữa thì mới ra năm đản sinh: Pl.2558 + 80 = 2638
Lễ Phật Đản năm 1962 Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ra Thông Bạch chính thức áp dụng theo Quyết nghị của Phật Giáo Thế Giới về Phật lịch và thay đổi thời gian cử hành Lễ Phật Đản chính thức.
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014
Ý NGHĨA SỰ THỊ HIỆN ĐẢN SANH
Ý Nghĩa sự ” Thị Hiện Đản Sanh”Đăng bởi BQT Trang Nhà GĐPT.VN | 07/05/2014 | 0
Ý nghĩa của sự “ Thị hiện đản sinh”
Kính thưa quý anh chị,
Cùng các em thân mến.
Thị hiện là hiển bày như thế; Đản là rõ ràng, minh bạch không bị che khuất bởi bất cứ thứ gì mà còn làm cho nó xán-lạn, tươi đẹp hơn – ghép với từ “Sinh” thành “Đản sinh”, dường như thuật ngữ này chỉ riêng Phật Giáo mới có. Khác với các từ ngữ giáng phàm, xuống thế…
Đứng về mặt ngôn từ, quan điểm của Phật giáo Theraveda không dùng từ “Phật Đản sanh” mà dùng từ “Bồ-tát Đản sanh”, vì Phật giáo Theraveda cho rằng, nếu nói Phật Đản sanh thì có người sẽ hiểu Phật đã thành đạo từ nhiều kiếp trước, kiếp này chỉ là thị hiện lại; nếu đã thành Phật rồi lại Đản sanh thì tại sao đến năm 35 tuổi (Bắc tông cho là 30) Ngài còn phải chiến thắng ma vương và thành đạo dưới cội Bồ-đề?
Còn quan điểm của Phật giáo Đại thừa, sở dĩ có sự xuất hiện của một vị Phật không phải là biến cố ngẫu nhiên mà chính là kết quả được thành tựu từ bao nhiêu tâm nguyện nung nấu ở quá khứ. Trước khi hóa thân làm thái tử, Ngài sống đời sang trọng sung sướng với vợ đẹp con thơ, rồi thức tỉnh cắt đứt những ràng buộc ân ái để sống kiếp khổ hạnh không nhà của người xuất gia, và sau cùng chứng đạo. Phật Thích-ca trong tiền kiếp đã là vị Bồ-tát thực hành Bồ-tát đạo trải qua trăm ngàn muôn ức kiếp không hề mỏi mệt. Những việc Bồ tát đã làm chỉ vì một nguyên nhân sâu xa, một “đại sự nhân duyên” như trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện, đã mô tả.
Do nguyện lực thiết tha nên mọi sự kiện Ngài thị hiện đều kết hợp bởi những duyên lành giữa cõi trời, người, Thiên long bát bộ cùng nhưng vị Bồ tát từ các cõi giới khác hội tụ hộ pháp từ lúc sinh ra đến khi nhập niết bàn.
Theo Kinh Đại Bản, Bồ Tát trong thai mẹ 10 tháng mới sinh ra. Mẹ Bồ tát đứng mà sanh. Khi sanh ra, chư thiên đỡ Ngài trước, sau mới đến loài người. Thân Bồ Tát không đụng đến đất, có bốn thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ mà thưa : “Hoàng hậu hãy hoan hỷ, Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân”. Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước ối hoặc máu mủ. Có hai dòng nước từ hư không hiện ra, một nóng một lạnh tắm rửa sạch sẽ cho Bồ Tát và bà mẹ. Ngài đứng vững trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương rồi thốt lời lớn như con Ngưu vương : “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh đời này nữa”.
Truyền thống kinh Bắc tạng cho rằng Thái tử sanh ra từ bên hông hữu của Hoàng hậu. Và Ngài cũng bước bảy bước, tay chỉ trời, tay chỉ đất mà nói rằng: “trên trời và dưới đất chỉ có Ta là hơn cả.” Bấy giờ, một hào quang kỳ diệu … chiếu khắp mười nghìn thế giới, các thế giới đều chấn động, rung động.
Ngài chào đời có điều khác thường là thân thể rực rỡ trong ánh binh minh. Điểm đặc biệt là khi Ngài Đản sanh, lúc đó thế giới sáng rực trong hào quang và thơm ngát mưa hoa của các vị thiên vương đến cung hạ Ngài, mây trời kết ngũ sắc cúng dường, hoa đàm bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi tu di dường như cúi đầu để tiếp đón bậc thầy của nhân thiên, ba ngàn thế giới vang động theo sáu cách:
Phương Đông vọt lên phương Tây lặn xuống,
phương Tây vọt lên phương Đông lặn xuống,
phương Nam vọt lên phương Bắc lặn xuống,
phương Bắc vọt lên phương Nam lặn xuống,
bốn bên vọt lên chính giữa lặn xuống,
chính giữa vọt lên bốn bên lặn xuống.
Sau khi Đản sanh, Ngài mở mắt hướng về phía Đông, thấy vô số chư thiên cúng dường hoa cho Ngài. Ngài bèn quay mặt hướng Bắc, ung dung bước đi bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, ứng khẩu tuyên ngôn:
Aggohamámi lokámim
Settho ettho anuttaro
Ayaca antimà jàti
Natthidàni punabbhavo.
Settho ettho anuttaro
Ayaca antimà jàti
Natthidàni punabbhavo.
Nghĩa:
Đây là kiếp chót của ta
Duyên sanh không, không còn nữa
Trên trời và dưới đất
Ta là bậc chí tôn.
Duyên sanh không, không còn nữa
Trên trời và dưới đất
Ta là bậc chí tôn.
Hán văn:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Vô lượng sanh tử
Ư kim tận hỉ.”
Trong lịch sử nhân loại, lần đầu tiên sự kiện hy hữu đã xảy ra, một tin mừng thật sự đã đến với loài người, vì đúng như tên gọi của bậc giáng trần, thái tử Tất-đạt-đa (siddatha) có nghĩa là “vạn sự cát tường”, thái tử sẽ là người mang lại an lạc cho toàn thể chúng sanh đang quằn quại trong vòng luân hồi sanh tử.
Huyền thoại về chín rồng phun nước – bảy bước xưng tôn
Bảy bước đi của Ngài là một sự tiếp nối diễn biến của 6 vị đại Phật trong quá khứ: 1. Phật Tỳ Bà Thi. 2. Phật Thi Khí. 3. Phật Tỳ Xá Phù. 4. Phật Câu Lưu Tôn. 5. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni. 6. Phật Ca Diếp và tới ngài thứ 7 là Phật Thích Ca.
Hồ nước tại Lumbini – Nơi Hoàng Hậu Ma Da tắm hay nơi Chín rồng phun nước?
Ngài hóa sanh từ cung trời Đâu Suất – Chết ở cung trời Đâu Suất và sanh xuống cõi địa cầu, chọn vườn Lâm Tỳ Ni để hiển bày thánh thể. Ngài là thầy của ba cõi Dục giới – Sắc giới – Vô Sắc giới, Thiên nhân chi đạo sư nên thiên chúng vây hiện, nhạc trời vang tấu, thiên nữ tán hoa, cả vườn thượng uyển muôn hoa nở rộ một lần, sự kiện này không có chi lạ, chỉ có điều khi hiện thân thì họ phải hiện thân giống người, còn không hiện thì chỉ có những người có thiên nhãn mới thấy – suốt cuộc đời đức Phật họ thường hiện thân hay không hiện để quần tụ nghe Pháp.
Mỗi bước đi của Ngài đều có hoa sen đỡ chân vững chãi, vô nhiễm và vô ngại giữa chốn bụi trần là do Nguyện lực vĩ đại của Ngài cùng 6 vị Phật quá khứ cộng lại để thị hiện “Đại oai lực” không những cho phàm dân rõ biết mà còn bố cáo cho thiên ma, ngoại đạo để họ phải kiêng dè.
Chúng ta được Phật dạy phải khiêm tốn, khiêm hạ để diệt lắng cái bản ngã không thật trong mỗi người, nhưng tại sao chính Ngài lại tuyên ngôn “Duy Ngã Độc Tôn?” – Duy Ngã độc tôn này chính là cái “Như thật tri kiến”, là Vô ngã, bao gồm toàn thể vũ trụ hư không đều đồng thể Phật tánh Như Lai – Ai đạt được hành trạng Vô ngã rốt ráo tức đạt được 4 tánh Thường – Lạc – Ngã – Tịnh bất biến của Niết bàn. Đây mới chính là “Duy Ngã độc tôn”.
Chính vì thể nhận rốt ráo sự tướng của vạn hữu và nhân sinh như thế nên Ngài tuyên bố rằng: tất cả mọi người bất kể sang hèn, bần tiện hay cao quý, đều có Phật tánh và có khả năng thành Phật như nhau. Sự chứng ngộ Phật tánh của mỗi người là tùy vào nỗ lực riêng tư của từng cá nhân, chứ không phải ân huệ của một đấng thượng đế hay thần linh nào cả. Lần đầu tiên con người nghe thấy lời xác nhận hùng hồn đến thế, một năng lực tối thượng trong công trình tự giải phóng bản ngã chính mình, tuyệt đối chẳng còn bị chi phối bởi những biến cố tâm lý, vật lý hay hoàn cảnh xã hội nào.
Đản sinh dựa trên quan điểm lịch sử lại còn rõ ràng hơn nữa. Ngài có thân thế là dòng dõi Kiều Thi Ca (Gotama), là hệ gia phả kết hợp giữa dòng Sư tử giáp thành Ca Tỳ La vệ và vương quốc Câu Ly láng giềng – Tịnh Phạn vương cưới hai chị em bà Ma Da hoàng hậu và bà Ma Xà Ma Đề đều ở tại Câu Ly.
Lịch sử đã ghi nhận sự hiện hữu của đức Phật trên thế gian nầy cách nay hơn 26 thế kỷ: Đó là một nhân vật có thật trong lịch sử nhân loại. Mặc dù thời đó là Cổ đại, sơ khai, ngay đến quần áo cũng chỉ là vải thô chỉ quấn, hay đắp. Khi đến vườn Lâm Tỳ Ni nước Nepal chúng tôi có chiêm ngưỡng một bức tranh cổ phục chế, thậm chí Ma da hoàng hậu và đoàn cung nữ y áo không có nhiều!!!
Y áo….thời đó không có nhiều
Không những thị hiện đản sinh thời quá khứ mà còn thị hiện cả ở thời tương lai làm cho lịch sử của Ngài càng lúc càng rõ ràng hơn. Hơn 200 năm sau khi nhập Niết Bàn có một vị hoàng đế đại gian ác quay đầu quy y cửa Phật và ra sức xây dựng những công trình hộ pháp lớn lao, trong đó có những công trình bảo vệ lịch sử đức Phật.
Năm 1986 nhà khảo cổ người Anh Cuningham đã khai quật được một trụ đá trong số 4 trụ đá do vua A Dục chôn để ghi lại nơi chốn đã gắng liền với lịch sử của đức Phật, thường gọi là Tứ Động Tâm. Trên trụ đá có khắc năm dòng chữ:
- Năm Thiên Ái Thiện Kiến thứ 25 vua A Dục đích thân đến đây chiêm bái.
- Đức Phật Đà, dòng họ Thích Ca đi xuất gia, Đản sinh nơi đây.
- Vua sắc dựng thanh trụ để kỷ niệm nơi Ngài đản sinh.
- Thôn Lâm-tỳ-ni, nơi Phật đản sinh được miễn thuế.
- Đó là hồng ân Phật đối với nơi Ngài đản sinh.
Y cứ vào trụ đá được khai quật, Tây phương xoá bỏ quan niệm cho rằng đức Phật là nhân vật huyền thoại và chấp nhận là một nhân vật lịch sử, vì theo Tây phương, trụ đá đó chính là bản khai sinh của đức Phật.
Trụ đá do vua Asoka dựng chỗ đức Phật đản sinh
Đức Phật ra đời đã mang đến cho nhân gian suối nguồn hạnh phúc của đạo Từ bi và chỉ đường cho chúng sanh đi từ bờ mê sang bến giác – Con đường của Pháp tánh Không tuệ.
Quả như lời nhà Tiên tri A Tư Đà đã tiên đoán sau khi được vua Tịnh Phạn mời vào cung xem tướng cho Thái tử. Ông khẳng định: Nếu Thái tử ở ngôi vua sẽ là một đại đế thống nhất thiên hạ đem lại an lành cho trăm họ. Còn nếu xuất gia, Thái tử sẽ thành bậc đại giác cao cả, trí tuệ tuyệt vời, biết rõ vũ trụ nhân sinh một cách xác đáng. Đó là một đại đạo sư chỉ dẫn cho con người đường hướng xây dựng bản thân, gia định và xã hội hạnh phúc đẹp tươi, cao hơn là giác ngộ giải thoát. Giác ngộ sự thật của muôn vật, giải thoát mọi ưu phiền của vô minh, tham ái chấp trước, sinh tử luân hồi.
Ngày ấy có lẽ Tịnh Phạn vương và quần thần rất mơ hồ về những gì gọi là “Giác ngộ, giải thoát” nên họ hy vọng thái tử sẽ là một minh quân – Chuyển luân thánh vương.
Sự thị hiện đản sinh lại càng kỳ diệu hơn trong thời đương đại và hiện tại. Ngày này hơn 50 năm trước cờ Phật Giáo thế giới bị ma quân triệt hạ tại Việt Nam trong mùa Đản sinh, bao nhiêu xương máu của Phật giáo đồ đã đổ ra để bảo vệ lá cờ ấy, cuối cùng cũng được công nhận nhưng chỉ được treo trong khuôn viên tự viện nhỏ song song và nhỏ hơn cờ quốc gia.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự thảo nghị quyết công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn.
Vesak là âm Tích Lan – nguyên âm từ Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng thứ hai theo lịch Ấn Độ – tháng tư theo âm lịch. Ngày này diễn ra 3 sự kiên trong 1 theo Phật giáo Nam tông ( Đản sinh – Thành Đạo – Nhập diệt) Riêng Phật Giáo Bắc Tông chỉ đồng chấp nhận sự kiện Đản sinh mà thôi)
Đến ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.
Trong Nghị Quyết của Đại hội đồng LHQ viết rằng, “Lời dạy của đức Phật, và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của Ngài đã chuyển hóa hàng triệu người…Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.”
Từ đó, năm 1999 đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của LHQ ở New York và nhiều nơi trên thế giới, LHQ đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết LHQ mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008 và tới đây là năm 2014.
Từ lúc Việt Nam được tổ chức lễ Vesak thì cờ Phật Giáo mới vượt ra khỏi cánh cửa các tự viện mà lồng lộng bay khắp phố xá mọi nẻo đường.
Chỉ có một điều, hai lần đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 và 2014 đều tổ chức ở miền Bắc nên mình cũng không mường tượng các đại lễ đó nó ra sao! Chỉ biết suốt một đời Phật tử Lễ Đản sinh nào cũng trọng đại, và càng trọng đại hơn khi quan sát thấy bản ngã mình càng lúc càng hao mòn. Rồi một ngày nào đó ý nghĩa này cũng sẽ rõ ràng hơn. Chờ xem!
Đức Quảng
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Sự Đối Lập
Cuộc sống vốn là chuỗi ngày mà mỗi con người tự hoàn thiện mình, bởi thế nhân gian có câu: “Nhơn Vô Thập Toàn”. Những chuỗi ngày ấy là cả một quá trình gạt bỏ đi từng cái xấu, từng cái chưa tốt và vun đắp, tô bồi thêm từng cái tốt, cái hay dù là rất nhỏ.
Đã là người ai lại không một hoặc vài lần phạm phải sai lầm, đáp lại sự sai lầm đó là những hành động và lời nói xuất phát từ sự thành tâm sám hối thì cớ gì ta cứ mãi đóng khung tri thức của mình, để rồi ta mãi nuôi lớn sự giận giữ trong tâm, tạo điều kiện cho sự ÍCH KỈ trở nên mạnh mẽ. Nếu hiểu đơn giản hơn, thì đó chỉ là một sự BẤT NHƯ Ý tồn tại trong tâm thức ta!
Nên nhớ, VỊ THA là phẩm chất mà chúng ta cần thực tập hằng ngày trong cuộc sống! Vì rằng: VỊ THA là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận những tình cảm vui buồn của người đó.
Cổ đức có dạy: “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (tức là trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.
Cổ đức có dạy: “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (tức là trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.
Bên kia chiến tuyến và đối lập với VỊ THA đó chính là ÍCH KỈ.
ÍCH KỈ là điều mỗi người chúng ta nên tìm cách dứt bỏ trong từng phút giây trôi qua của cuộc sống! Ích kỉ nghĩa là những hành động và lời nói chỉ vì lợi ích riêng của mình. Người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến cảm nhận của cá nhân họ mà không hề quan tâm đến người khác đang nghĩ gì. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả……Và lẽ đương nhiên, người có lòng ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.
Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người “nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió giữa sa mạc, Nóng và Khô. Nó làm khô héo mọi thứ, khô héo tâm hồn – Làm xấu khuôn mặt và khô héo luôn tình cảm mà người khác dành cho ta nữa!
Người có tính ích kỉ không phải họ đang sống mà đơn giản là chỉ tồn tại. Tồn tại chỉ thật sự được nâng lên thành sống khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương và lòng nhân từ. Những người sống mang tâm ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng!?
Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác! Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường sai trái và tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ biết bao!
Con người sinh ra là để sống – Để được yêu thương và hòa hợp với con người, với cộng đồng và xã hội! Trong cuộc sống, nếu mọi lỗi lầm đều được VỊ THA thì tất cả các mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ đẹp biết bao. Thế giới an bình, chúng sanh an lạc, lòng người bao dung, niềm vui tràn ngập……Và dĩ nhiên, hạnh phúc không ở đâu xa mà bắt đầu khởi sanh ngay tại lúc này!
Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người, và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Đây có thể được xem là một đức tính mà chúng ta nên tinh cần rèn luyện để trưởng dưỡng thân tâm!
Là người Đoàn viên GĐPT Việt Nam nói riêng, GĐPT Việt Nam trên thế giới nói chung. Anh chị em chúng ta đến với tổ chức trên tinh thần tự nguyện, là nơi không phân biệt nam nữ, già trẻ, lớn bé, sang hèn…Tất cả đều bình đẳng trước giáo lý của Đức Như Lai, chúng ta tu học và sinh hoạt được đặt trên nền tảng tương thân, tương ái, tương kính và hoà hợp lẫn nhau trong tinh thần bất vụ lợi.
Đến với tổ chức này, người Đoàn viên nguyện một lòng tiến tu nhằm thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, phục vụ Đạo pháp và Dân tộc, làm lợi lạc hết thẩy quần sanh. Nhiệm vụ của mỗi một chúng ta là làm thế nào xiểng dương cho bằng được Giáo Lý Hòa Bình của Chư Phật và Bồ Tát Thánh Chúng, xóa bỏ mọi phân biệt, hận thù và chia rẽ gây mất đoàn kết nội bộ……
Hiễn nhiên, trong khâu hành hoạt của mỗi cá nhân phục vụ cho tổ chức không sao tránh khỏi những sai lầm và thiếu xót, có thể gây nên những điều bất như ý và nhầm lẫn tai hại. Là một người Htr tiến tu, luôn biết cầu huệ trí cho mình và người, cần thể hiện rõ tinh thần hòa hợp và thanh tịnh, luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu và tôn trọng sự thật. Là người luôn mở rộng tâm từ vô lượng với tấm lòng bao dung đầy vị tha, ý chí một lòng tinh tấn, hòa hợp, đoàn kết và yêu thương là những chất liệu vững chãi để xây dựng tổ chức ngày một hưng thịnh. Điều này mong lắm thay!
Nguyên Linh
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)