photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

VĂN NGHỆ CUNG DƯỜNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Đêm văn nghệ tại chùa Tỉnh hội Phật Giáo Bình Định PL2557 năm 2013

Vào lúc 19 giờ 00 ngày 14/04/ÂL trong không khí hân hoan đón mừng  Đại lễ Phật Đản PL 2557.Ban Văn Hóa GHPGVN Tỉnh Bình Định và Ban Hướng Dẩn Phân Ban GĐPT Bình Định tổ chức biểu diển Văn nghệ cúng dường Đại lễ Phật Đản tại sân Chùa Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Bình Định 141 Trần Cao Vân thành phố Quy Nhơn, những lời ca, điệu múa xuất phát từ những trái tim chân thành, kính dâng lên cúng dường Đấng Thế Tôn và cũng là món quà đầy pháp lạc, ấm áp, ngọt ngào của những Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT Bình Định  muốn dâng tặng đến Chư tôn đức trong mùa Phật Đản năm nay. Đêm văn nghệ đã gặt hái thành quả tốt đẹp, được Chư tôn đức thành viên trong BTS Phật giáo Bình Định và hơn 800 khán giả Phật Tử tán thưởng nhiệt tình. 
 Dưới đây là  những hình ảnh được ghi nhận trong đêm Văn nghệ:

Đại Đức Trưởng Ban Văn Hóa BTS Phật Giáo Bình Định khai mạc đêm Văn nghệ

Mở Đầu chương trình là liên khúc Phật Giáo Việt Nam và ngày rằm tháng tư



Trao Bằng Tuyên dương công Đức cho các ban ngành và các đơn vị GĐPT tham gia Phật Đản



Múa Thiên Thủ Thiên Nhãn

     Bài múa ngày rằm tháng tư


































Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

CHỦ ĐỀ PHẬT ĐẢN


Chủ đề: PHẬT ĐẢN

Click here to view full size


Tìm hiểu ngày sinh của Đức Phật Thích Ca

Nguyễn Phúc Bửu Tập

Trong một cơ hội trước, tác giả đã có dịp trình bày về năm sanh của đức Phật (“Tìm hiểu năm sanh xác thật của Đức Phật Thích-ca” – Tạp chí Hoa Sen, California). Như ta đã thấy, truy tầm năm sanh của đức Phật rất khó, chưa ai tìm ra được dữ kiện chính xác, khó chối cãi về năm sanh của đức Thích-ca. Về ngày sanh của đức Phật cũng vậy, chỉ dựa trên truyền thống.

Một điểm khác cần được lưu ý là đạo Phật Bắc tông Mahayana thiết lễ Đản sanh riêng biệt, khác với các ngày lễ khác của đức Phật như lễ Thích-ca thành đạo, lễ Thích-ca nhập niết bàn. Đạo Phật Nam tông Theravada thiết lễ Đản sanh chung với các lễ Thành đạo và Nhập niết bàn, gọi là đại lễ Visakha, danh từ Hán Việt là Tam hợp. Việc này liên hệ với quan niệm giáo lý Theravada, ta sẽ có dịp nói ở sau.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

THUỐC HO GIA TRUYỀN

Thuốc Ho Gia Truyền

THUỐC HO GIA TRUYỀN GỐC RẠCH GIÁ.


Lá Mơ

Ai đã từng đau khổ vì BỊNH HO... ho liên tu bất tận, ho đến muốn ngộp thở luôn; ho ran cả ngực, rát cổ họng, cái đầu như sắp bị nứt ra vậy!!! Có nhiều toa thuốc Nam chung qui về các món như chanh muối, mật ong và rượu mạnh.

NHƯNG CÓ MỘT MÓN THUỐC TRỊ HO THẬT ĐƠN GIẢN và CÓ HIỆU LỰC THẬT NHANH CHÓNG. Hôm qua còn ho sụ sụ, chiều tối uống thuốc nầy và ngủ một giấc thật thoải mái, sáng hôm sau KHÔNG CÒN HO NỮA, mau chóng khỏi bịnh không ai ngờ.

1- Bốc chừng một nắm LÁ RAU MƠ (như trong hình) - Loại DÂY MƠ nầy người Bắc rất thân quen và dùng làm thức ăn rất ngon miệng. Còn người Nam thì gọi bằng một cái tên nhà quê, thật thà là LÁ THÚI ĐỊT. Rất dễ trồng và người ta hay cho nó leo theo các hàng rào để hữu dụng và vừa làm cảnh nữa.

Mặt trên của lá mơ có màu xanh lá cây và mặt dưới có màu tím và cả 2 mặt đều có lông mịn. Ở Nam Cali có nhiều nhà trồng dây mơ lắm và ở bên Úc lúc đầu tưởng khó tìm, nhưng khi gặp người nầy, người nọ hỏi thăm một chút là có ngay, bao nhiêu cũng có ở Vùng Springvale. Chắc các nơi
khác cũng đều có người Việt mình trồng.

2- Giã nát lá mơ trong một cái cối, giã cho nát bấy ra. Sau đó vắt lấy nước cốt, đựng trong một cái chén nhỏ, độ chừng 30 ml thôi (Nếu uống cả chén thì sẽ bị bón đấy).

3- Lấy một muỗng cà phê MẬT ONG, hòa tan vào 30 ml nước cốt lá mơ (VẪN CÒN KẸO, KẸO; vì mật ong khó tan vào nước lạnh).

4- Đem chén nước mơ và mật ong để trong Microwave, bấm chừng 15 giây (15") - Đem ra thấy ấm ấm và quậy cho mật ong thật hòa tan vào nước mơ.

Uống từ từ cho hết, để cho thuốc thắm vào cổ họng, chừng 1 hay 2 phút sau rồi sẽ uống 1 ngụm nước tráng miệng thôi. Thuốc có mùi nồng nồng
khó uống nhưng không làm lợm giọng như vị đắng của thuốc Bắc.

Chỉ uống 1 lần trước khi đi ngủ và sáng hôm sau là sẽ thấy không còn ho nữa. Nếu còn ho chút ít thì trưa hôm sau uống thêm 1 lần nữa là chấm dứt hẳn ngay. 

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Ý NGHĨA BẢY BƯỚC CHÂN ĐẢN SANH

Thông điệp Phật đản PL. 2557 của Đức Pháp chủ GHPGVN     Ý nghĩa 7 bước chân đản sanh
Mọi người đều biết khi hoàng hậu Ma Ya vin cành cây Vô Ưu thì thái tử Tất Đạt Đa đản sanh và đi bảy bước trên 7 hoa sen; Câu hỏi được nhiều người nêu lên nhất vẫn là vì sao lại đi 7 bước, con số 7 có ý nghĩa gì không? Hôm nay nhân mùa đản sanh, chúng tôi xin gởi đến quý anh chị tư liệu này:
Theo quan niệm triết học phương Đông, số 7 là con số biểu trưng cho sự hoàn hảo nhiếp thâu cả vũ trụ. Nó được xác lập trên 7 nguyên lý của thời gian và không gian. Con số 7 tiêu biểu cho không gian có 4 là: Đông, Tây, Nam, Bắc và thời gian có 3 là: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ nhân sinh từ vật nhỏ như vi trần đến vật to lớn như núi Tu Di, tất cả không ngoài con số 7:
- Thất đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức
- Thất thánh tài: tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ
- Thất chúng : Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa di ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di.
- Thất Phật: Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.
- Thất thánh quả: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và Phật.
Ngoài ra, 37 phẩm trợ đạo cũng chia làm 7 khoa: tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát chánh đạo.

Vậy, con số 7 tượng trưng cho sự sinh hóa cả vũ trụ, ngay cả sự sống chết của con người như lập đàn Dược sư thất bảo để cầu an hay tổ chức thất thất trai tuần để cầu siêu cũng dùng đến nó. Vì thế, con số 7 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nhân sinh quan, vũ trụ quan qua tầm nhìn Phật giáo.

TRÍCH NGUỒN ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

HÌNH ẢNH XE HOA PHẬT ĐẢN



























Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

CHỦ ĐỀ PHẬT ĐẢN


Chủ đề: PHẬT ĐẢN

Click here to view full size

Lễ Phật Đản và Thập Nhị Cẩn Bái Đức Bổn Sư

Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm… Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng vì có mấy ai giữ lại gì, để lại gì được đâu! Và chúng ta, kẻ trước người sau, thường an phận mà tự an ủi rằng “Cát bụi lại trở về cát bụi”.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ Vesak 2013


Thông điệp Đại Lễ Vesak 2013 của Tổng Giám Đốc UNESCO Liên Hiệp Quốc




Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, tôi muốn bày tỏ những lời chúc chân thành nhất đến tất cả Phật Tử trên toàn thế giới. Tôi xin chúc mừng chính phủ Hoàng Gia Thái Lan và Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalaya trong việc tổ chức đại lễ năm nay với một Hội Thảo Quốc Tế về chủ đề “Giáo dục và trách nhiệm công dân toàn cầu theo quan điểm của Phật Giáo”. Đây là một chủ đề rất hợp thời và có sự liên quan mật thiết với xã hội.