photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

KIẾN THỨC CUỘC SỐNG



CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Mưa nắng là chuyện thường tình của trời đất, cũng như cảm mạo, ho, sổ mũi là chuyện thường tình của con người. Nhất là vào mùa mưa sắp đến này, sự thay đổi bất thường của thời tiết chắc hẳn sẽ gây khó dễ cho rất nhiều bạn vì nắng không ưa mưa không chịu. Đôi khi vài viên thuốc tây không thể cắt đứt cơn ho ngay, hay mũi nghẹt, mũi chảy nước cũng không chịu dừng hẳn dù chúng ta đã dùng thuốc cả ngày.

Bạn nghĩ gì khi cái khó chịu của cơn ho, hay nghẹt mũi, sổ mũi không thể nhập vào bạn quá 10 phút. Ở trang này Cherry xin giới thiệu với các bạn vài động tác đơn giản có thể giúp các bạn cắt đứt nhanh cơn ho, sổ mũi, chãy mũi do cảm lạnh bất thường.


CHỮA HO:

Hai cổ tay giống như hai hầu họng. Bạn cố gắng dùng ngón cái của bàn tay phải xoa mạnh vào cổ tay trái trong 3 phút, rồi chuyển qua dùng ngón cái tay trái xoa mạnh vào cổ tay phải 3 phút cho nóng lên, sau đó thoa chút dầu nóng, có người chỉ cần thế là đã hết ho. (Xem hình 1)


Nhưng cũng có người ho còn vướng đàm, hoặc đau họng khi ho, nên cần thêm chút động tác sau đây:

Ma sát vùng phản chiếu của họng, vùng này nằm trong phạm vi vòng tròn màu hồng (xem hình 2). Bạn có thể dùng cây lăn, dò huyệt của thầy Bùi Quốc Châu (có bán ở các tiệm dụng cụ y tế), dùng đầu sừng lăn nhiều vào vùng màu hồng này, tuy nhiên nếu không có dụng cụ lăn thì với cán muỗng càfé, hay cái chìa khóa xe của bạn cũng có thể cào vào chổ màu hồng cho đến khi đàm hết vướng víu và hết đau họng. Càng tác động vào vùng này nó sẽ làm thông cổ cho bạn.

CHỮA NGHẸT MŨI:


Bạn dùng 2 ngón tay, ngón giữa và ngón trỏ để song song đặt từ đầu chân tóc kéo chạm mạnh vào da trán thẳng xuống hai đầu mày. Nhớ chỉ kéo theo chiều mũi tên như trong hình, kéo khoảng 40 lần cho trán nóng lên là mũi thông ngay.
(xem hình 3) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!


Chú ý: Không sử dụng Huyệt hợp cốc cho người mang thai nhé!

Bạn cũng có thể dùng cách 2 như sau:

Dùng ngón cái tay mặt ấn mạnh vào huyệt hợp cốc trên bàn tay trái, ấn và đẩy khoảng 2 phút sau đó chuyển sang tay trái cũng làm như vậy là mũi thông ngay, hết nghẽn nghẹt (xem hình 4 và 5)


Chú ý: Không sử dụng Huyệt hợp cốc cho người mang thai nhé!

CHỮA CHẢY MŨI
Cũng giống như cách chữa nghẹt mũi tuy nhiên lần này bạn dùng 2 ngón giữa và trỏ kéo ngược từ đầu mày lên chân tóc. Nhớ kéo theo chiều mũi tên như trong hình. Kéo khoảng 40 lần, kéo ma sát vào da trán cho nóng là nước mũi ngưng chảy ngay (xem hình 6) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!


Bạn cũng có thể dùng cách hai:

Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường giữa hai đầu mày, ấn và đẩy mạnh khoảng 3 phút. Sau đó thoa chút dầu vào huyệt này. Tiếp tục dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Nghinh Hương ở hai bên cánh mũi, ấn và đẩy mạnh 2 huyệt này cũng 3 phút rồi thoa dầu vào hai huyệt này, nước mũi sẽ ngưng chảy ngay. (xem hình 7)


Cherry chúc các bạn thành công khi có thể tự chữa cho mình mà không dùng thuốc

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

NGÀI RA ĐI VÌ CHÚNG SANH

SỰ RA ĐI DŨNG MÃNH
Vào ngày rằm tháng tư, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nepan và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, làm Thái tử con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.
Thế nhưng, với thời gian, do suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sinh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ.
Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sinh ra khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

LỄ HỘI NGÀY DŨNG

Lễ hội ngày Dũng

TCL trại Dũng 2012 - GĐPT Gia Định (Ảnh: Nguyên Trung)

(Thị Nguyên chỉ trao đổi với Huynh Trưởng đàn em)
LỜI TRẦN TÌNH: GĐPT VIỆT NAM là một tổ chức Hoằng pháp và giáo dục trong lứa tuổi Thanh Thiếu Đồng Niên. Kích động tuổi trẻ phát tâm lập nguyện sống đời thanh sạch cao thượng và khởi chí xuất trần thượng sĩ làm lợi lạc cả nhân thiên.
Trên tinh thần đó đề án thực hiện TRẠI DŨNG (hay lễ hội ngày Dũng) được xem như một trò chơi lớn khép kín từ giờ xuất phát đến lúc bế mạc. Mỗi Lam Viên tham dự trại là một thái tử Tất Đạt Đa, từ đó trại sinh hãy tự thăng hoa cuộc sống của chính mình trong tư duy, trong từng ý nghĩ và việc làm, nên trò chơi là một bài học tổng hợp không lời uốn nắn tuổi trẻ thăng tiến một cách đột xuất. Kịch bản phải được nghiên cứu công phu, bố cục phải chặt chẻ, phân phối thời lượng và kế hoạch vượt trạm khoa học, khả thi. Khảo hạch thử thách mang tính khai phá, thể nghiệm, không có tính cách đánh đố, hay ra câu hỏi khó vượt khả năng của trại sinh. Câu chuyện lên đường gói gém toàn bộ trò chơi, mật thư khảo hạch bản tin, dấu lối đi hay các đề tài khảo hạch khác làm sáng tỏ nội dung chương trình học và thể nhập tinh hoa đạo học vào cuộc sống hiện tại.
Đời sống trại là vị kỹ sư tâm hồn. Trại thành công là ở chỗt thất bại mà trở thành bài học để đời tương lai không thể phạm phải. Thành công là những dấu ấn khó phai trong cuộc đời sinh hoạt của trại sinh. Trại sinh cảm thấy mình biến mất và thể nhập vào dòng chảy và tình lam tiết xuất theo từng hơi thở theo từng bước chân./.
(THỊ NGUYÊN)

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

TINH THẦN TRẠI MẠC

Bài viết nầy rất hay, rất có ý nghĩa. Nhân mùa "Trại Dũng" xin phép Anh Đức Quảng cho sao chép lại nguyên văn để anh chị em Áo Lam cùng đọc.

Câu Chuyện Lửa Tàn – Tinh Thần Trại Mạc

Web Cau chuyen lua tan
Kính thưa quý anh chị,
cùng các em thân mến.
Sống cùng với thiên nhiên, một ngày quên hết bao âu lo nhọc nhằn tâm trí; nhìn ra trời cao biển rộng để mở lòng khoáng đạt bao la. Từ lúc loài người rời xa núi non, hang động, từ giã thác suối, rừng rú đi khai mở ruộng đồng tụ lập thành xã hội. Xã hội càng phát triển thì bản năng thiên phú trong con người càng giảm theo đà tiến hóa và những xu hướng chung. Do đó núi cao, rừng thẳm, sông sâu, biển rộng… vẫn mãi là những bí mật, vẫn còn là các cuộc thách thức những bước chân của tuổi thanh thiếu niên áo lam thám du, khám phá trong đời sống trại mạc.
Các anh chị thường phàn nàn rằng sinh hoạt dạo này thiếu sinh khí làm cho đoàn sinh chán nản đến chùa thưa thớt; các anh chị cũng bảo rằng đi trại mà nghe đến trò chơi lớn thì các em cũng ngại, ngại lại theo dấu đi đường; lại trình diện trạm hỏi nọ, hỏi kia….Nói chung là cứ lập đi lập lại hoài một điệp khúc thì lấy gì mà không chán phải không!

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

LAM HIỀN

LAM HIỀN

                        Điều mà tôi không thể nào quên đã gần năm mươi năm rồi còn gì . Cái ngày tôi mặt bộ đoàn phục gia đình phật tử lần đầu tiên , quần thì cụt lại có hai sợi dây đeo , áo thì có may hai cầu vai hai bên , hai túi lại chần thêm miếng vải ở giữa , phía sau chần thêm một đường dài ngay sống lưng , nhìn bộ đồ hơi là lạ khác thường gợi thêm ý tò mò của tôi ngày ấy. Mặc bộ đồ vào chân mang đôi tấc kéo cao hơi ngượng một chút nhưng rồi có tiếng mấy đứa bạn trong xóm gọi nhau ̣̣ơi ới cùng đi sinh hoạt , tôi mạnh dạn bước đi với dáng vẻ tự hào hòa vào cùng đám bạn bè , thế là tôi trở thành một đoàn viên của gia đình phật tử Viêt Nam.
                      Tôi cùng màu Lam lớn dần theo thời gian , biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn làm sao kể xiết , những buổi chiều chủ nhật tuyệt vời bạn bè truyền trao cho nhau những điều hay mình có , cùng nhau hát vang những bài hát mới , những ngày nắng đẹp của trại hè , những đêm không ngủ tay trong tay dưới ańh lửa trại , thỉnh thoảng nhận vài món qùa bất ngờ của những thằng bạn nghịch ngợm , sau những ngày trại có đứa tắt tiếng cả tuần .
                       Màu Lam hiền hòa thầm̀ lặng không gì nổi bật để mà gợi nhớ , đôi lúc cũng như tự bản thân nó không thể chống chế nổi cái thời " cơm aó gạo tiền " có một thời chỉ còn nằm yên trong tiềm thức đôi khi bừng sáng lên rồi cùng lại ngã nghiêng theo làn gió mới . Bạn bè giờ mỗi đứa mỗi nơi , mang màu Lam đi bốn phương tám hướng , mong sao trong mỗi chúng mình vẫn còn giữ mãi màu Lam xưa .

                                                                              Như Chơn