photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

LUẬT CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ



“LUẬT” CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Kính thưa quý anh chị,
Cùng các em thân mến.
Mỗi tuần quỳ dưới đài sen, chúng ta thường dõng dạc đọc theo vị chủ lễ 5 điều luật của Huynh trưởng và ngành Thanh, Thiếu. Mỗi câu mỗi chữ đều là Pháp tạng, là Nội Qui Gia Đình Phật Tử, là những điều khuyến tấn, nhắc nhở các thành viên áo Lam phải chuyên cần tu sửa, phải điều chỉnh được tâm ý và hành động của mình. Vì đây là 5 điều “LUẬT” nên nhất định chúng ta phải tuân thủ thực hiện cho bằng được, nếu cứ vi phạm “Luật” hoài thì bản thân huynh trưởng không  những càng rời xa con đường Đạo, càng gây phiền não tự mình thay vì đem an vui đến mọi người, mà còn là những tấm gương mờ tối không thể soi hình làm mất tin tưởng và sự kính trọng nơi đàn em.
Ở bất cứ hoàn cảnh nào, xã hội nào, chữ TÍN rất là quan trọng trong việc đối nhân xử thế, trong giao dịch làm ăn; nó còn rất quan trọng hơn ở những người trưởng thành, những người thành nhân, vì ở tư thế đàn anh, đàn chị, làm cha, làm mẹ mà thất tín, thất hứa với những người dưới mình thì quả thật chúng ta làm mất luôn chỗ nương cậy vững chắc về tinh thần của số đông, chiếu theo “Luật” thì ta đã không trong sạch từ lời nói đến việc làm!
Tính cách tôn trọng lời hứa, từ tuân thủ đến tuân thủ triệt để kỷ luật đoàn thể phải được thử thách, trui rèn từ ngành Thiếu. Sống có lý tưởng xả kỷ vị tha thì phải sống có ý thức và ý tứ gây được sự tin tưởng với mọi người chung quanh, đến khi làm đội, chúng trưởng; đoàn trưởng, đoàn phó thì ta có nhiều cơ hội để nhận thử thách từ phía đoàn sinh. Chúng ta chỉ nên nói những gì mà chúng ta làm được; chúng ta chỉ quyết định những gì mà chúng ta đã hội ý, cân nhắc và thăm dò khả năng phía đối tượng thực hiện, đừng để chỉ nói hảo, hứa suông; đừng để một quyết định phát ra phải bị thu hồi – nếu sai trái mà bị thu hồi ta phải nhanh chóng hối ngộ vì nhận ra tác hại lan rộng của nó và việc hành xử vượt qui tắc của mình để lấy đó làm kinh nghiệm. Cái khôn ngoan của một người cầm đoàn, đội chúng là biết tránh các “vết xe đổ” của người trước để lại, làm kinh nghiệm bản thân người đi sau khỏi bị vấp phải.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

NGÀY ĐẢN SANH ĐỨC QUÁN THẾ ÂM VÀ KỶ NIỆM CHU NIÊN GĐPT PHÚ THỌ


LỄ KỶ NIỆM ĐẢN SANH ĐỨC QUÁN THẾ ÂM
LỄ KỶ NIỆM CHU NIÊN LẦN THỨ III GĐPT PHÚ THỌ
Gia Đình Phật Tử Phú Thọ được sinh hoạt tu học tại Phường Bùi thi Xuân,TP Quy Nhơn Tỉnh Bình Định, là một đơn vị mới được công nhận tái sinh hoạt. Vào lúc 18 giờ 00 ngày 30/03/2013 nhằm ngày 19/02/Quý Tỵ, GĐPT Phú Thọ đã tổ chức lễ chu niên lần thứ ba. Đến chứng minh buổi Lễ Chu Niên có Đại Đức Thích Thị Tấn Ủy viên Ban Trị Sự Phật Giáo TP Quy Nhơn, Trụ trì Chùa Phú Thọ, cố vấn  giáo hạnh GĐPT Phú Thọ. Cùng đến tham dự có Huynh Trưởng Cấp Tấn Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ Phó Trưởng Phân Ban GĐPT Bình Định, Huynh trưởng Cấp Tín Nguyên Trân Lê Dũng Tý Ủy viên Đại Diện BHD Phân Ban GĐPT Bình Định tại TP Quy Nhơn, Huynh trưởng Cấp Tín Nguyên Thọ Trần Văn Nhơn Ủy viên Nghiên Huấn BHD Phân Ban GĐPT Bình Định. Ngoài ra còn có quý Bác Gia trưởng, qúy Huynh Trưởng các đơn vị bạn như GĐPT Hiển Nam, Kỳ Hoàn, Nguyễn Huệ cùng quý Bác Ban Bảo Trợ GĐPT Phú Thọ, quý Bác Phụ Huynh Đoàn Sinh.

HẠNH NGUYỆN QUÁN THẾ ÂM


Hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm

Quán Thế Âm! Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.
Quán Thế Âm! Danh hiệu của tình thương bao la không bờ bến, bao la rộng khắp cõi hư không.
Quán Thế Âm! Gắn liền với tim óc của nhân loại, của muôn loài chúng sanh.
Với Quán Thế Âm nơi nào có khổ đau; nơi nào có tai nạn; nơi đó phát ra tiếng niệm Quán Thế Âm chí thành và tha thiết thi nơi đó có Quán Thế Âm. Nơi đó được giải trừ tất cả khổ đau và tai nạn!
Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sanh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực. Hoặc là hạng người đã bán rẽ mẹ cha tôn thờ xác ma chết treo đầy quái gỡ làm cứu cánh. Vì chính họ đã chối bỏ Quán Âm thì Quán Âm không giao cảm đến. Tuy nhiên hạng người đó biết hồi tâm trong khoảnh khắc thì Quán Thế Âm vẫn thị hiện để hóa độ.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA TÓM TẮT NHẤT


Bài lịch sử đức Phật Thích Ca tóm tắt nhất

Chân dung Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm ngài 41 tuổi

I/ NIÊN ĐẠI VÀ THÂN THẾ:
Đức Phật giáng sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 623 BC (trước TL  - BBT)[*] tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), cách thành Kapilavastu (Ca Tỳ  La Vệ) khoảng 15 cây số, nay là xứ Ruminidhehi thuộc quận hạt Aiuth, phía nam xứ Nepal và phía đông Rapti. Song thân ngài là Quốc vương Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maya (Ma Da). Thuộc dòng dõi Sakya (Thích ca). Vua Suddhodana trị vì một vương quốc nằm ở ven sườn dãy núi cao ngất trời Himalaya (Hy mã Lạp Sơn) nằm phía đông-bắc Ấn Độ, thủ phủ là Kapilavastu, nay là Népal. Địa điểm thủ phủ này nay được nhận ra là Bhulya trong quận Basti, cách Bengal 3 cây số nằm vào hướng tây-bắc nhà ga xe lửa Babuan.

CHỮ HẠNH TRONG SINH HOẠT GĐPT


Chữ HẠNH trong sinh hoạt Ngành Nữ GĐPT


Chữ Hạnh trong sinh hoạt ngành nữ có nghĩa là LÀM, có nghĩa là ĐI, có nghĩa phản ánh chân dung của một nữ nhân chánh chơn thể hiện phong cách dung nghi tế hạnh qua các động thái đi đứng nằm ngồi, uống ăn giao tế, tiếp xử cách vật có sức thu hút thuyết phục mọi người một cách không lời. Thuật ngữ nhân gian gọi là cái nết. Thành ngữ chúng ta có câu “ Cái nết đánh chết cái đẹp” là vậy.
Đức Quán Thế Âm biểu tượng của hạnh Từ Bi của Phật Giáo thường xuất hiện nơi cỏi Ta Bà dưới bóng dáng của một người nữ thanh khiết tay cầm nhành dương liễu biểu tượng của sự sống và niềm tin yêu đầy hy vọng. Tay cầm Tịnh Bình chứa nước Cam Lồ dịu mát phổ độ cho chúng sanh nguồn năng lượng vô biên thiện lành để thăng hoa cuộc sống.

BAN HƯỚNG DẪN GĐPT BÌNH ĐỊNH


BAN HƯỚNG DẨN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
QUA CÁC THỜI KỲ THÀNH LẬP
      
I/ THỜI KỲ SƠ KHAI: 1942 – 1954
-  Thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục và Đoàn  Đồng Ấu Phật Tử. Do Cụ Nguyễn Xuân Thịnh và Giáo Sư Ngô Thừa hướng dẫn.

II/ THỜI KỲ HÌNH THÀNH:  1955 – 1956
-  Ngày 04/07/1955 Anh Nguyễn Tắc và Chị Nguyễn Thị Khánh Tuấn thành lập Gia Đình Phật Tử Quy Sơn sau đó đổi tên thành Gia Đình Phật Tử Lâm Tỳ Ni  (1956) và bộ đồng phục MÀU LAM chính thức xuất hiện trên đất Quy Nhơn. Thành phần Ban Huynh Trưởng gồm có:
§                                       Liên Đoàn Trưởng:                NGUYỄN TẮC
§                                       Liên Đoàn Phó Nam:            LÊ HỒNG TUẤN
§                                       Liên Đoàn Phó Nữ:               DƯƠNG THỊ XUÂN HÒA
§                                       Thư Ký Gia Đình:                 Nguyên Tín BÙI VIẾT BẢO
§                                       Thủ Quỹ Gia Đình:              VÕ THỊ NGỌC LOAN
§                                       Đoàn Trưởng Thiếu Nam:   TRẦN VĂN ĐOÀN
§                                       Đoàn Trưởng Thiếu Nữ:      TRẦN THỊ PHƯỢNG
§                                       Đoàn Trưởng Thanh Nam:   BÙI VIẾT BẢO  (Kiêm)
§                                       Đoàn Trưởng Thanh Nữ:     PHAN THỊ MỘNG LÝ

LÒI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN DUYÊN


LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN DUYÊN


LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN DUYÊN
LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN DUYÊN, TRƯỞNG BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM GỞI CÁC HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
1. Sự tu tập pháp Phật:
            Chúng ta đến với đạo không cầu xin điều gì khác là Pháp Phật để thực tập trong  đời sống hầu giải quyết khổ đau trong đời này và làm nền móng cho sự thành Phật ở tương lai. Do vậy nếu không  thực sự tu tập Giới Định Tuệ trong đời này thì không khác gì đến bên giòng sông mà vẫn chết khát, hay chỉ là người đếm châu báu giùm kẻ khác, phần mình chẳng ích lợi gì cả. Giới Định Tuệ được trình bày theo nhiều hướng, nhiều  cách, tùy mỗi độ tuổi, hoàn cảnh  riêng tư mà thực tập, có thực  tập sẽ có kết quả, vô minh có chấm dứt, tuệ nhãn có phát sinh, tất cả đều bắt nguồn thực tập Giới Định Tuệ.
2. Tôn trọng Tam Bảo
            Thể hiện tinh thần một đệ tử tại gia của Phật, chúng ta phải cần chí thành chí kính tôn trọng Tam bảo. Có một vài anh, chị thiếu tôn kính Tam bảo. Giáo lý Phật giáo không tách biệt ba ngôi báu ra để quy y. Ngày xưa, một người mới đến với đạo, đối  diện với đức Phật vẫn phải nói xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Như thế Tăng bảo là nền tảng để đạo pháp tồn tại; Tăng bảo là người hoằng đạo, là người trực tiếp truyền tam quy, truyền giới. Nơi nào không có Tăng, nơi ấy đạo pháp khó phát triển; do vậy các viị là người hướng dẫn đàn  em phải chí thành chí kính Tăng bảo. Tăng bảo được tỏa sáng thì Tam bảo mới xương minh.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

MƯU SINH THOÁT HIỂM


Mưu Sinh Thoát Hiểm (Đọc và Sử Dụng Bản Đồ)

d9e63abcfdccda80cddb1a089fe11f19 600x450 Mưu Sinh Thoát Hiểm (Đọc và Sử Dụng Bản Đồ)

Phạm Văn Nhân
Bản đồ là một bức họa theo tỷ lệ. Phản ảnh đầy đủ của một phần mặt đất, trên đó ghi rõ những đặc điểm thiên nhiên và nhân tạo như: Núi, rừng, sông, rạch, đường xá, đô thị, xóm làng, chùa chiền, nhà thờ… bằng những ước hiệu quốc tế, có hình thể và màu sắc khác nhau.
ƯỚC HIỆU ĐỊA HÌNH
Các cảnh vật ngoài địa thế như sông, suối, phố xá, nhà ở, đường sắt, đường bộ… Đều được ghi lại trên bản đồ không phải bằng những hình ảnh mà bằng ước hiệu. Ước hiệu không vẽ theo tỷ lệ, nhưng tôn trọng chiều hướng và vị trí.
Tất cả bản đồ quân sự đều có bản ghi chú ước hiệu ở phía dưới, nếu sử dụng nhiều, chúng ta sẽ quen.

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO


Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ IV

1 Hiep ton gia 7873 Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ IV
I- Thuyết thứ nhất
Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan điểm mỗi người một khác, không ai giống ai, nên rất băn khoăn, không biết làm sao để giải tỏa. Vì vậy vua liền thỉnh giáo Hiếp Tôn Giả (Parsva), Hiếp Tôn Giả liền thưa: ” Tâu Đại vương, vì đức Như Lai nhập diệt trải qua năm tháng đã lâu, các đệ tử thường dựa theo quan điểm của thầy mình, có những nhận thức bất đồng, do đó mà sinh ra mâu thuẫn với nhau”.

LỊCH SỨ KÉT TẬP KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO


Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ III

1 ket tapz Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ III
Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .
1 asoka Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ III
Vua A Dục ra đời khoảng 200 năm sau Phật Niết Bàn, tức khoảng 340 năm trước Tây lịch. Lúc ông còn trẻ vốn tính tình hung bạo, nên không được phụ vương yêu thích, do đó ông bị đưa đi trấn nhậm một vùng đất xa xôi. Đến khi phụ vương băng hà, ông liền đem quân về triều, giết người anh cả là Hoàng thái tử Tu Ma Na (Sumara) và tất cả những người anh em khác, chỉ để lại người em cùng mẹ là Túc Đại Đa (còn gọi là Đế Tu) rồi lên ngôi vua. Sau khi tức vị, trong khoảng 3 năm đầu, nhà vua chỉ phụng sự ngoại đạo, theo truyền thống của tiên vương để lại. Đến năm thứ ba, nhân trông thấy một Sa di tên Nê Cù Đà (Nigrodha) oai nghi tề chỉnh, tướng mạo đoan trang, nên vua phát tâm tín kính Phật pháp.
Vị Sa di này chính là con của Tu Ma Na khi vua sát hại các người anh em trong hoàng tộc, thì người chị dâu, vợ Tu Ma Na, đang mang thai, trốn được.Sau đó bà sinh ra Nê Cù Đà.Lúc Nê Cù Đà lên 7 tuổi, thì được A la hán Bà Lưu Na (Mahàvaruna) độ cho xuất gia làm Sa di. Chuyện kể rằng, lúc Bổn sư thế phát, tóc rơi chưa tới đất thì Nê Cù Đà đã đắc quả La hán. Vị Sa di này, trong một tiền kiếp xa xưa, vốn là anh của A Dục. Hai anh em cùng mộ đạo tu hành, tạo nhiều công đức. Do nhân duyên ấy nên khi vừa thấy ông, vua A Dục đã có thiện cảm ngay tức khắc.Hơn nữa, nhờ đã gieo trồng phước đức trong quá khứ, nên nhà vua dễ dàng kính tín Tam bảo, và phát tâm cúng dường Tăng chúng một cách nhiệt thành. Số người nhận được sự cúng dường của Vua lên đến 6 vạn người trong mỗi ngày. Đồng thời, vua cho xây cất 84.000 ngôi già lam, và kiến tạo 84.000 ngôi bảo tháp trong khắp quốc độ, cũng như tại các nước chư hầu xung quanh.

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO


Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhì 

ket tapa Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhì (tiếp)Bồ Đề Đạo tràng nơi đức Phật thành đạo
Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi khác ăn thêm vẫn hợp pháp, 5/ Tỳ kheo dùng sữa đường hòa lại uống ngoài bữa ăn chính vẫn hợp pháp, 6/ Tỳ kheo uống rượu tự chế biến từ trái cây vẫn hợp pháp, 7/ Tỳ kheo tùy ý làm tọa cụ lớn hoặc nhỏ vừa với mình vẫn hợp pháp, 8/ Tỳ kheo có thể làm những việc mà lúc còn cư sĩ đã làm vẫn hợp pháp, tất nhiên có việc có thể làm được và có việc không thể làm được, 9/ Trong một trú xứ có một nhóm Tỳ kheo làm pháp yết ma riêng, sau đó đến yêu cầu chúng Tăng chấp nhận pháp yết ma ấy vẫn hợp pháp, 10/ Tỳ kheo có thể thu nhận và cất giữ vàng bạc, tiền của vẫn hợp pháp.

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO


Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất – Thích Phước Sơn

1 ketz Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất   Thích Phước Sơn
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: “Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Đức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Đức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Đà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: “Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?”. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Đà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp.

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH ĐIỂN


LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V

Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp. Lần kết tập này lấy Luật tạng làm trung tâm, khảo đính đối chiếu những điểm dị đồng của thánh điển, rồi đại chúng cùng đọc tụng, trải qua 5 tháng mới hoàn thành. Sau đó nhà vua truyền lệnh đem văn tự của 3 tạng đã được kết tập sắp xếp theo thể loại, rồi cho khắc trên 729 khối đá hình vuông và đem cất vào trong chùa tháp Câu-tha-đà (Kuthodaw), dưới chân núi Mạn-đức-lặc và cho xây 45 tòa tháp Phật bao quanh ở bên ngoài. Thành quả kết tập này vẫn còn được bảo quản tại cố đô Mạn-đức-lặc, cho đến ngày nay (PQĐTĐ, tr 5189b).

BÀI HỌC MẬT THƯ NGÀNH OANH


Mật thư – Cách dùng mật thư

ChuongHeo Mật thư   Cách dùng mật thư
 I. EM CẦN BIẾT :
Mật thư là 1 bản tin, 1 bức thư mật được viết bằng loại ngôn ngữ quy ước.
Mật thư có nhiều cách viết. Mỗi loại đều có khóa giúp người nhận mật thư giải mã được.
Loại mật thư núi và khung được xây dựng trên qui ước sẵn có.
1.  Mật thư Núi :
Sử dụng kí hiệu Morse để ghi : te ( _ ) dung dạng núi cao, tích ( . ) dung dạng đồi thấp để ghi, khoảng cách là 1 gạch ngang.
Ví dụ : Hoa sen
MatThuTraiNui Mật thư   Cách dùng mật thư
 Biến dạng của loại này là cỏ cây, hoa lá, nốt nhạc…
 2.  Mật thư Chuồng – Khung :
Loại vuông gồm 2 ngang, 2 dọc. Muốn giải các em phải thuộc mẫu tự. Thông thường là bảng mẫu tự Anh, Pháp, gồm 26 chữ cái. Các chữ được quy ước vị trí trong từng ô của chuồng.
Có thể dung mẫu tự Việt nhưng phải có chú thích ( khóa mở )
Ví dụ : vũ
MatThuChuongHeo Mật thư   Cách dùng mật thư
 MatThuChuongHeo 1 Mật thư   Cách dùng mật thư
 Loại này có biến thể, dung chuồng 36 hoặc khóa gợi ý :
Khóa : Một ô thứ tự 4 chàng, Chín ô 36 có chục nàng ở chung.
MatThuChuongHeo 2 Mật thư   Cách dùng mật thư
 II. EM THỰC HÀNH :
Viết tiếng reo của đoàn em bằng dạng mật thư Núi. Kẻ lại ô chuồng có 26 chữ và lập mật thư cho tên của đoàn em.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

BỮA ĂN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT


Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài.
Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava.  Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà.  Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
Sáng sớm hôm sau Thuần Đà sửa soạn các món ăn “loại cứng, loại mềm và nhiều thứ Sūkara-maddava” để dâng cúng vào thời ngọ trai. (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sūkara-maddava là một loại mộc nhĩ)
Trong bữa ngọ trai hôm đó, sau khi an vị chỗ ngồi, đức Thế Tôn nói với Thuần Đà “hãy mang món mộc nhĩ đã soạn sẵn cho ta, còn những món ăn khác hãy dọn cho chúng Tỳ kheo”.  Chờ cho Thuần Đà dọn xong các món ăn, đức Thế Tôn bảo Thuần Đà đem chôn món ăn mộc nhĩ còn lại, vì Ngài biết rằng không một ai có thể “tiêu hóa được” khi ăn món mộc nhĩ này.
Sau bữa ăn đó, bữa ăn cuối cùng, đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na, cách đó khoảng 15 cây số.
*****

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

SỨC TRẺ NỐI TIẾP


SỨC TRẺ NỐI TIẾP
Các Anh Chị Em Áo Lam thân mến!
Hôm nay đứng trong hậu tổ chùa các em có thấy những bức bích họa trên vách vẽ cuộc đời và đạo hạnh của liệt vị Tổ sư? Gần nhất là từ Tổ Đạt Ma là sơ tổ đến Tổ Huệ Năng là Lục tổ Thiền Trung Hoa. Các em hãy nhìn hình vẽ một vị sư già đang đứng bên rừng thông cùng với con hạc cao lớn kia như trông ngóng ai đó. Đó là đệ tứ Tổ Đạo Tín đang trông vị Tài Tòng Đạo Giả ra đi hẹn một cuộc tái sinh. Câu chuyện do Hòa Thượng Trúc Lâm diễn dịch như thế này:


Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

NHẠC BÀI CA TẠM BIỆT


Nhạc Phẩm: Bài Ca Tạm Biệt – Viết Chung

tam bietz Nhạc Phẩm: Bài Ca Tạm Biệt   Viết ChungHình thức tung nón khi tan hàng
Bai ca tam bietz Nhạc Phẩm: Bài Ca Tạm Biệt   Viết Chung

NHẠC PHẨM BÀI CA LỮA DŨNG


Nhạc Phẩm: Bài Ca Lửa Dũng – Lê Cao Phan

hoi lua 1z Nhạc Phẩm: Bài Ca Lửa Dũng   Lê Cao Phan
Bai ca Lua Dungz Nhạc Phẩm: Bài Ca Lửa Dũng   Lê Cao Phan

HÌNH ẢNH VÍA XUẤT GIA

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

SỬ LIỆU CHƯ PHẬT CHƯ BỒ TÁT


Sự tích Thập Bát La Hán

Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh. Tranh tượng Bồ-tát trình bày một thế giới trang nghiêm hương hoa nhã nhạc. Tranh tượng La-hán trình bày những nét sống động của các bậc Thánh hết sức hồn nhiên phụng hiến năng lực của mình…

1.  La Hán Tọa Lộc

Ngài tên là Tân-đầu-lô-phả-la-đọa 賓頭盧頗羅墮 (Pindolabhāradvāja), xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài thích xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng Thánh quả, cỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La-hán Cỡi Hươu.
Nhân một hôm Tôn Giả dùng thần thông lấy cái bát quý treo trên cây trụ cao của một trưởng giả, bị Phật quở trách việc biểu diễn thần thông làm mọi người ngộ nhận mục đích tu học Phật pháp. Phật dạy Tôn Giả phải vĩnh viễn lưu lại nhân gian để làm phước điền cho chúng sanh, vì thế trong các pháp hội, Tôn Giả thường làm bậc Ứng Cúng. Một lần ở thời Ngũ Đại, triều vua Ngô Việt thiết trai, có một Hòa Thượng lạ, tướng mạo gầy ốm, lông mày dài bạc trắng bay đến ngồi vào chỗ dành cho khách quý mà ăn uống vui vẻ. Ăn xong ngài tuyên bố ngài là Tân-đầu-lô. Dưới thời vua A-dục và vua Lương Võ Đế, ngài đích thân hiện đến giáo hóa, làm tăng trưởng lòng tin. Thời Đông Tấn, ngài Đạo An là bậc cao tăng phiên dịch kinh điển thường lo buồn vì sợ chỗ dịch của mình sai sót. Ngài khấn nguyện xin chư Hiền Thánh hiển lộ thần tích để chứng minh. Tối hôm đó ngài nằm mộng thấy một vị Hòa Thượng lông mày trắng nói:
- Ta là Tân-đầu-lô ở Ấn Độ, lấy tư cách là một đại A-la-hán, ta bảo chứng những kinh điển ông dịch đều rất chính xác.
Tôn Giả Tân-đầu-lô là một vị La-hán rất gần gũi nhân gian, Pháp Trụ Ký xếp ngài là vị La-hán thứ nhất, thường cùng 1.000 vị La-hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu.

THƠ TÌM ĐẠO

TÌM ĐẠO CẢ 
Vượt thành, tung vó giữa đêm thâu
Kiền Trắc oai phong, dũng chí đầu
Dứt áo đế vương, tìm giải thoát
Lìa xa ngôi báu, kiếm phương mầu
Cỏi trần bi lụy, bao niềm khổ
Dương thế đa mang, mấy kiếp sầu
Thị hiện hóa thân duyên Phật độ
Ta Bà mừng đón: ngưỡng ơn sâu../.
Minh Đạo 

KIỀN TRẮC OAI DŨNG

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

THƠ LỮA DŨNG

Lửa Dũng




Thắp lửa tin yêu, ngọn lửa hồng
Ngàn năm soi sáng, ý viên thông
Như vần trăng trải ra muôn chốn
Hun đúc đời Lam nguyện khắc lòng

Lửa Dũng bao đời, anh nối em
Truyền Tâm ánh lửa Đạo trui rèn
Đưa hình bóng Phật vào tâm hỷ
Giữ nét thanh cao sáng rực đèn
Truyền nhau hơi thở lửa Từ bi
San sẻ yêu thương chẳng tiếc gì…
Nuôi dưỡng lòng nhân luôn rộng mở
Để đời bớt những hạt sân si…

Sống đúng châm ngôn: hạnh đủ đầy
Giữ gìn lối sống giản đơn, hay
Không vương tham ái làm thay đổi
Giữ mãi niềm tin đã đắp xây

Lửa Dũng nhớ ngày tám tháng hai
Nhớ ngài Tất Đạt giã cung, ngai
Đi tìm chân lí xua u tối
Giải thoát chúng sanh khỏi nghiệp dài

Hội Dũng cùng về gặp gở nhau
Đốt lên ngọn lửa để truyền trao
Anh em chào đón ngày tương ngộ
Kết nối tình Lam khắp địa cầu.

Minh Đạo

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI LỚN

Kỹ năng tổ chức một trò chơi lớn

Trong các hoạt động của Trại hay đi dã ngoại  Trại sinh thường được các Anh Chị Trưởng tổ chức cho sinh hoạt những trò chơi mà nhất là được tham gia Trò chơi lớn là niềm thích thú của các bạn. Những diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui buồn và thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp những kiến thức về chuyên môn, về mục đích lý tưởng, về văn hóa lịch sử, truyền thống tổ chức GĐPT, các kỹ năng sinh hoạt tập thể
Bên cạnh đó, thông qua Trò chơi lớn người tổ chức hiểu thêm về các trại sinh những mặt ưu và khuyết từng người.
Nếu bạn là người đi trại nhiều nhưng chưa một lần được tham dự Trò chơi lớn thì xem như những cuộc trại của bạn sẽ mất đi một phần ý nghĩa hào hứng.
Trong khi tham gia Trò chơi lớn thì việc được tìm hiểu thêm về ý nghĩa cuộc chơi và kiến thức là then chốt, còn lại là những trò chơi vận động, thử thách nhỏ được kịch bản hóa để nêu bật lòng can đảm, trí thông minh, sự khéo léo và nhanh nhạy của các bạn. Người chơi như cuốn vào những trận đánh, hóa thân thành những nhân vật lịch sử, những Thánh tử đạo, gương hy sinh vì Đạo pháp và Dân Tộc, những anh hùng liệt sĩ hoặc sẽ đóng vai thành những dũng sĩ tiêu diệt cái ác bảo vệ cái thiện, bảo vệ hòa bình... và thế là họ xung trận một cách vô tư, nhiệt tình để rồi có những cảm xúc đọng lại sau khi trò chơi kết thúc.

PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

giac ngo jpg Vua Trần Nhân Tông Với Thiền Phái  Trúc Lâm
 PHẬT HOÀNG Trần Nhân Tông
Với 14 năm tại vị, Người đã mở ra hai cuộc hội nghị vô tiền khoáng hậu trong lịch sử : Hội nghị Bình Than và Diên Hồng, huy động sức mạnh toàn dân tộc, đẩy lùi hai cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Nguyên Mông, từ bỏ ngai vàng như từ bỏ chiếc giày rách. Người đã vào chốn non thiêng để tu hạnh Đầu đà, và sau đó khai sáng ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sử sách xưa nay ca ngợi Người là bậc minh quân, là anh hùng cứu nước. là Trúc Lâm Đại Sĩ, Điều Ngự Giác Hoàng… Còn trong dân gian vẫn thường gọi Người là Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
 Ra đời cách đây hơn 700 năm dòng thiền Trúc Lâm do Người sáng lập chính là điểm son trong tiến trình tư tưởng Việt Nam, mà về ý nghĩa tu tập, phương pháp hành trì, triết lý hành động cũng như vấn đề tổ chức của giáo hội Trúc Lâm Yên Tử quả đúng là “viên ngọc trong chéo áo”, nhưng từ lâu nay, chúng ta cứ mãi loay hoay kiếm tìm…

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

KHAI KHÓA CÁC BẬC HỌC KIÊN-TRÌ-ĐỊNH


                                                                                           GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
                BHD PHẬT TỬ B-Đ                                       TỈNH HỘI PHẬT GIÁO BÌNH ĐỊNH
      BHD PHÂN BAN GĐPT BĐ                                                   *****O*****
                    *****o*****
        Số: 08   /PB-BĐ/TB                                          PL 2556 Quy Nhơn Ngày 08 tháng 03 năm 2013
                                
                                                THÔNG BÁO
            Về việc khai khóa các bậc học Kiên – Trì – Định – Lực năm học 2012-2013
           
            Kính gửi: - Các Anh Chị Ban Viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
                             - Quý Anh Chị Ban Điều Hành GĐPT các Huyện,Thị Xã, Thành Phố.
                             - Các Đơn vị GĐPT trực thuộc trong Tỉnh Bình Định.

         Thực hiện chương trình tu học và huấn luyện năm 2013 của BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh Bình Định. Ban Điều Hành các bậc học Kiên-Trì-Định-Lực tiếp tục mở lớp cho các bậc học theo chương trình tu học của niên khóa  2012-2013 như sau:
      1/ Thời gian và địa điểm học tập:
        Các học viên bậc Kiên-Trì-Định tập trung khai khóa vào lúc 08 giờ 00 ngày 24 tháng 03 năm 2013 (nhằm ngày 13/02/Quý Tỵ) và kết thúc khóa học vào lúc 16 giờ 00 cùng ngày. Địa điểm học tập tại Chùa Minh Tịnh số 35 Đường Hàm Nghi TP Quy Nhơn.
   Các đề tài cần nghiên cứu theo chương trình năm học 2013 gồm có:
   Buổi Buổi sáng ngày24/03/2013: Đề tài Nhân Quả-Nghiệp Báo-Luân Hồi (Ba Bậc học chung)  
   Buổi Buổi chiều ngày 24/03/2013: Đề tài Ý nghĩa cờ Phật Giáo.   ( Bậc Kiên)
   Buổi chiều ngày 24/03/2013: Lịch sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam. (Bậc Trì+Bậc Định)
   Tiền ăn buổi trưa và tiền tàu xe đi về các học viên tự sắp xếp.
   2/ Đối với học viên Bậc Lực:
   Học viên Bậc Lực tự nghiên cứu ôn tập, chuẩn bị viết Tiểu luận năm thứ hai (tự chọn đề tài theo chương trình đã học năm thứ hai).Trước khi lên đường dự thi kết khóa năm thứ hai theo lịch dự thi của Trung Ương, Ban điều hành Bậc Lực Tỉnh sẽ tổ chức ôn thi và kiểm tra đề tài viết tiểu luận. 
  Thòi gian kiểm tra vào cuối tháng 04/Quý Tỵ.
   Kính chào Tinh Tấn – Phật sự viên thành./.

       Nơi Nhận:                                                       TM/ BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH
- H.T Trưởng Ban HDPT                                          PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
“Kính tri tường”
-         Như trên:                                                                                  Đã ký
“Để phối hợp và phổ biến”                                           Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ
- Lưu – VP/BHD-PB-BĐ
      

HẠNH TU NHẪN NHỤC


Mẫu chuyện đạo : Hạnh tu nhẫn nhục

NhanNhuc Mẫu chuyện đạo : Hạnh tu nhẫn nhục
Xưa có một vị hoàng tử tên là Nhẫn Nhục, tướng tốt, thông minh và giàu lòng thương người. Đối với cha mẹ Ngài hết sức kính trọng, hiếu thảo và không bao giờ từ chối một việc gì mà có thể làm cha mẹ vui lòng.
Một ngày kia vua cha đau nặng, thuốc thang chạy chữa hết phương mà bệnh cũng không lành. Hoàng tử lo buồn lắm nên Ngài mời các quan trong triều họp lại để xem có ai chỉ cách cứu chữa cho vua cha. Trong triều có một vị quan gian ác muốn giết chết hoàng tử để cướp ngôi sau khi vua mất. Vì thế vị quan gian ác này liền đứng lên thưa rằng :
-   Thưa Thái tử, bệnh của nhà vua chỉ có một thứ thuốc có thể chữa được nhưng rất khó kiếm. Hoàng tử vui mừng và hỏi :
-   Chẳng hay thuốc ấy là thuốc gì, nếu chữa được cho vua cha lành bệnh thì khó mấy tôi cũng tìm cách kiếm cho được.
Vị quan gian ác thưa :
-   Đó là não của một người mà từ nhỏ đến lớn rất có hiếu với cha mẹ và biết thương yêu mọi người.
Hoàng tử nói :
-   Vậy não tôi có được không ? Có thể đem dùng cứu cha tôi lành bệnh không ?
Kẻ gian thần mừng rỡ nhưng giả bộ làm mặt buồn bả mà thưa rằng :
-   Thưa có thể được, còn ai hiếu thảo và giàu lòng thương hơn Ngài. Nhưng chúng tôi chẳng dám làm việc ấy vì Ngài là một người con hiếu thảo và biết thương người làm sao có người đành tâm thấy Ngài hy sinh như vậy được ?
Hoàng tử khẳng khái trả lời :
-   Nếu tôi chết mà cứu được vua cha thì lòng tôi vô cùng sung sướng, xin ông đừng lo ngại gì cả.
Nói xong Hoàng tử truyền lệnh đem cắt đầu mình và lấy não đem hoà thuốc cho vua cha uống.
Lòng hiếu thảo của Hoàng tử động đến trời đất nên chén thuốc hóa ra hiệu nghiệm, và sau khi uống xong, vua cha liền lành bệnh ngay.

CÂU HỎI:

  1. Vị Hoàng tử đã làm được việc gì rất khó làm ?
  2. Vị Hoàng tử bày tỏ tấm lòng của mình như thế nào đối với vua cha ?
  3. Em đã học được bài học gì qua câu chuyện tiền thân trên ?

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

ƯỚC NGUYỆN VÀ HẠT GIỐNG


ƯỚC NGUYỆN VÀ HẠT GIỐNG LÚA

  Các Anh Chị Em Áo Lam kính mến!
           Thuở xưa có hai đứa trẻ cùng tuổi, cùng dáng vóc, chơi rất thân thiết với nhau và đều có những ước nguyện tốt đẹp như nhau.
  
“Nhưng làm thế nào để thực hiện được ước nguyện ?”.
  
Cả hai đứa trẻ đều suy nghĩ, băng khoăn mà chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi chung đó. Một hôm hai đứa rủ nhau đến thỉnh cầu một vị Thầy.
  
Sau khi nghe hai đứa trẻ trình bày, vị Thầy lấy ra cho mỗi đứa trẻ một hạt giống Lúa và bảo: “Đây chỉ là hạt giống Lúa bình thường mà thôi, nhưng ai mà có thể giữ gìn nó tốt nhất thì người đó sẽ tìm ra cách thực hiện Ước nguyện của mình!”. Nói xong vị Thầy bỏ đi.

KỸ NĂNG QUẢN TRÒ


Kỹ năng và phương pháp quản trò


Trò chơi nói chung là một loại hình giáo dục rất tốt với thanh thiếu niên, nếu chúng ta biết cách tổ chức trò chơi trở nên lành mạnh, có giá trị hữu ích, ngược lại nó sẽ vô bổ có khi phản tác dụng trong khi chơi.
Trò chơi có nhiều rất loại đa dạng, có nhiều cách chơi: trò chơi lớn, trò chơi thi đấu, trò chơi nhỏ, trò chơi dân gian…Thông qua trò chơi giúp cho người chơi rèn luyện trí tuệ, sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo, ngoài ra tró chơi còn tạo được sự gắn bó với tập thể, giúp cho người chơi thoát khỏi sự khép nép thụ động và nhanh chóng xoá bỏ sự cách biệt ngại ngùng ban đầu.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

BÀI HÁT PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Bài hát Phật giáo Việt NamPhat Giao Viet Nam 2 23.07.20112 300x215 Cờ Phật giáo

Phat Giao Viet Nam 1 23.07.20112 Bài hát Phật giáo Việt Nam

PHƯƠNG HƯỚNG


Phương hướng

PhuongHuong AnomaNiLien C1 Phương hướng

I. KHÁI NIỆM VẾ PHƯƠNG HƯỚNG :
Để xác định vị tri của một điểm trên mặt đất đối với quan sát viên, cần phải biết rõ điểm ấy ở trên phương nào đôì với mình. Để đáp ứng nhu cầu trên người ta quy định chia mặt phẳng chân trời ra làm nhiều phương phân biệt trong đó có 4 phương chính. Phương mặt trời mọc gọi là ĐÔNG (E), sau lưng của quau sát viên hướng mặt về Đông là TÂY (W), phương bên phải là NAM (S) và bên trái của quan sát viên là Bắc (N).
N : Bắc          NE: Đông Bắc
S : Nam         SE: Đông Nam
E : Đông        NO : NW: Tây Bắc
O : W : Tây    SO : SW : Tây Nam

LỬA TRẠI


[Lửa trại] Cách xếp củi, tạo màu lửa, làm đuốc, chuột lửa…

Có nhiều cách xếp củi để đốt lửa trại: Kiểu tăm xe, kiểu hình nón, kiểu tứ diện (củi chó), kiểu lục lăng, củi cây đinh liệu…
Củi được xếp theo hình tăm xe, nghĩa là tất cả củi để dưới đất nhưng có một đầu chống lên nhau đầu kia hướng ra ngoài tạo thành hình tăm xe, dùng lối này ít tốn củi nhưng lửa không cháy cao được.
Đây là hình thức sắp xếp đơn giãn nhưng được dùng phổ biến nhất
Là kiểu sắp xếp củi trên đầu chụm lại và dưới chân loe ra; củi nhỏ và khô ở trong, củi lớn ở ngoài.
Là kiểu xếp một hình nón ở giữa bằng củi nhỏ và khô, bên ngoài xếp thành hình vuông 2 củi ngang 2 củi dọc cứ thế mà chồng lên nhau bọc lấy hình nón, cao dần lên cho khuất chỏm hình nón, nhớ để chỗ châm lửa về phía gió thổi.

LỦA TRẠI

                                               Lửa Trại

 I. NGUỒN GỐC :
   Ngàn xưa, loài người đang ở trong tình trạng bán khai, sống từng bộ lạc, khi mới tìm ra ngọn lửa, sung suớng vô cùng Họ đốt lên để lưu giữ, vừa ngăn ngừa thú dữ và để cảnh núi rừng bớt rùng rợn khi về đêm. Đến khi con người biết sống thành gia đình, ngọn lửa vẫn được là nguồn vui của gia đình. Tối đến, nhất là về mùa mưa, cả nhà làm việc quanh ngọn lửa hoặc là chuyện trò với nhau. Những thợ rừng, từng đoàn thám hiểm hay dân sơn cước ban đêm muốn tránh thú dữ, muốn giải trí chung vui, cũng bắt chước người xưa đốt lửa. Ngày nay, các đoàn thể thanh niên, mỗi khi đi cắm trại, buổi tối cũng họp vui quanh lửa sau một ngày hoạt động.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT VÀ TẬP HÁT


Phương Pháp Tập Hát và Dạy Hát

“Hát hay không bằng hay hát, hay hát rồi sẽ hát hay này bạn ơi, dù hát không hay thì gây tiếng cười, tiếng cười mười tiếng ca, lalala”.

    Các bước tập hát và dạy hát.

     Bốn bước học hát
1.     Lắng nghe: một lần toàn bài, dù biết sơ sơ bài hát cũng không hát theo khi người dạy hát đang hát.
2.     Ghi Nhịp: Nếu gặp bài hát không có ký âm, người học hát cần phải gạch dưới những chữ và chỗ nhịp mạnh. Với một bài hát có ký âm, đôi khi cũng cần làm như vậy, nhất là gặp bài hát có nhịp chỏi.
3.     Hát lại: Hát lớn tiếng và mạnh dạn để nhập tâm và giúp người dậy nghe thấy những chỗ sai để chửa chữa.
4.     Ôn tập: Nên thường xuyên hát lại bài hát mới học với đám đông hoặc một mình để nhớ bài hát.

      Sáu bước dạy hát
1.     Phát bài: Chọn cách in bài hát ra nhiều bản, phát cho mọi người. Bài hát có ký âm càng tốt, nếu không làm như vậy được thì viết bài hát bằng chữ lớn trên một khổ giấy lớn hoặc là giản dị nhất, dạy một bài hát dễ và ngắn.
2.     Hát trước: Hát trước một lần bài hát để học viên làm quen với âm điệu và nhịp điệu của bài hát. Yêu cầu học viên lắng nghe dù họ đã biết bài hát.
3.     Cho ghi nhịp: Nếu bài hát không có ký âm. Bạn hãy cho học viên gạch dưới  những chữ hay những chỗ nhịp mạnh. Nếu bài hát có ký âm, giai đoạn này có thể không cần thiết, nếu học viên biết nhạc lý.
4.     Tập từng câu, từng đoạn: Tập cho học viên từng câu. Câu nào ban cũng phải hát trước một lần rồi cho học viên hát lại. Sửa ngay khi bạn nhận thấy những chỗ hát sai. Xong mỗi đoạn, cho học viên hát lại đoạn đó rồi mới tập đoạn khác.
5.     Cho hát lại toàn bài: Khi tập xong các đoạn, bạn phải cho học viên hát lại toàn bài 1,2 lần trước khi coi như việc dạy hát hoàn tất.
6.     Ôn tập: Người dạy hát nên cho học viên hát lại bài hát nhiều lần sau đó, khi có dịp.

Điều kiện của một người tập hát
1.     Biết bài hát và hát đúng.
2.     Hát to và rõ ràng.
3.     Lắng nghe những chỗ sai và sửa chữa ngay.
4.     Tự tin, vui vẻ, và cầu tiến. Học thêm bài hát mới, nghe lại những bài hát mình đã biết do người khác hát để sửa chữa những lỗi lầm của chính mình.