photo signature_2-1_zps09dfa1cf.gif

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

ĐỔI MỚI SINH HOẠT GĐPT


ĐỔI MỚI SINH HOẠT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN



ĐỔI MỚI SINH HOẠT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Những ngày đầu tháng 8 năm 2011, Hội nghị Huynh trưởng GĐPT/VN lần thứ XI đã diễn ra tại ngôi chùa Từ Đàm lịch sử - Huế. Hội nghị này đã giải quyết 3 nội dung quan trọng đó là : 1,Tu chỉnh nội quy GĐPT 2.Tái hình thành quy chế Huynh trưởng 3.Tiếp tục đổi mới sinh hoạt GĐPT

Cả 3 vấn đề quan trọng này đã được hội nghị nhất trí biểu quyết. Đến nay gần tròn một năm nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi để đi vào thực hiện, mở đầu một thời kỳ mới của GĐPT, bởi chúng ta phải chờ Giáo hội duyệt y phê chuẩn. Đó là lý do duy nhất nên BHD/GĐPT TW không thể mạo muội vượt qua nguyên tắc. Riêng vấn đề đổi mới tuy không vướng bận đến cơ chế tổ chức của GH PGVN nhưng vì đã là 1 trong 3 vấn đề được hội nghị đưa vào nghị quyết. Vì vậy tại trung ương cũng chưa thể tự ý hình thành được guồng máy đổi mới.
Tuy nhiên vừa qua, trong các tỉnh thành miền trung đã có hình thành đề án đổi mới và đã bắt đầu phát động thực hiện. Đó là GĐPT Quảng Trị đã phổ biến đề án đổi mới nhân Hội nghị Huynh trưởng toàn tỉnh vừa qua. Đơn vị thứ hai là GĐPT Quảng Ngãi cũng đã tổ chức hội thảo tìm cho ra nguyên nhân yếu kém và biện pháp khắc phục hiệu quả, những đợt bồi dưỡng kỹ năng cho Huynh trưởng, Trại chuyên năng “Phú Lâu Na” gần 400 Huynh trưởng trong dịp hè vừa qua đúng theo chiều hướng đổi mới; GĐPT Thừa Thiên Huế tuy chưa soạn đề án đổi mới nhưng trong các hoạt động huấn luyện đào tạo cũng bắt đầu bằng một số mô hình hoạt động mới và đã mang lại một số hiệu quả thiết thực...
Tất cả những vấn đề mà các tỉnh thành nêu trên đặt ra và thực hiện đều ở trong quá trình đổi mới. Cũng có thể một vài nơi khác có cách làm khác hơn.
Tuy nhiên người viết bài nầy nghĩ rằng trong nhiều vấn đề cần đổi mới,chúng ta cũng nên tìm ra vấn đề nào là quan trọng, mang tính bao trùm xuyên suốt quá trình đổi mới. Ở đây chúng tôi xin đưa ra 3 vấn đề đó là:
  • Một là vấn đề nhân sự.
  • Hai là vấn đề nội dung và phương pháp giáo dục
  • Ba là vấn đề đổi mới phải kết hợp với phát triển

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

TRÒ CHƠI LỚN


TRÒ CHƠI LỚN
TRÒ CHƠI LỚN LÀ THẾ NÀO?
Trò chơi lớn phân biệt vơi trò chơi nhỏ. Trò chơi lớn cái gì cũng lớn: thời gian chơi rất dài, có thể từ 2 giờ đồng hồ, thậm chí kéo dài cả 2-3 ngày liền. Người chơi rất đông từ 20 đến 80 người chơi trong một lần chơi, diển ra trong không gian rộng, trò chơi lớn tổng hợp rất nhiều trò chơi nhỏ, bài hát, băng reo…
Người chơi thu nhận được những kỹ năng về tư duy, quan sát, lắng nghe, hợp tác đồng đội, sáng tạo, kỹ năng lảnh đạo nhóm…Người chơi được rèn luyện đức tính nhẩn nại, tỉ mĩ, chăm chú khi đi tìm mật thư, rèn luyện thể lực dẻo dai trong suốt quá trình chơi. Để có thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui tươi thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau:

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

DẤU ĐI ĐƯỜNG

Hướng dẫn sử dụng dấu đi đường đúng phương pháp

1/ Dấu đi đườngLà ký hiệu, hình vẽ qui ước một ký hiệu thông tin trên đường đi.
2/ Vai trò ý nghĩa:
  •  Cùng với Morse, Sémaphore, mật thư thì dấu đường là phương tiện góp phần xây dựngtổ chứchoạt động “Trò chơi lớn” ở các cuộc trại, nó làm tăng sự hấp dẫn, dí dỏm, vui tươi.
  •  Dấu đường giúp người tham gia trò chơi phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy nhận xét phân tích.
3/ Hướng dẫn sử dụng:
a)      Cách đặt dấu:
  • Dấu đường gợi ý cho người chơi đi đúng hướng, đến đúng nơi qui định vì vậy người đặt dấu phải thực hiện tốt một số yêu cầu:
  • Có sự chuẩn bị trước khi đặt dấu: nên tính toán trên sơ đồ trước và chuẩn bị vật dụng.
  • Dấu đường được vẽ bằng phấn, than, gạch, … hoặc xếp bằng nhánh cây, sỏi, đá, … Nếu có thể, chúng ta vẽ lên giấy bìa cứng, sau khi chơi, thu lại để dùng lần khác.
  • Dấu đường đặt bên phải lối đi, trên những vật cố định, ngang tầm mắt hoặc trên mặt đường, nơi đễnhìn thấy.
  • Không để mất dấu và dấu phải được vẽ đúng.
  • Nên có ký hiệu riêng cho đơn vị mình khi đặt dấu đường.
  • Khoảng cách giữa 2 dấu đường không được quá 50m
  • Kích thước của dấu đường:
    • Dài nhất       : 30cm
    • Rộng nhất    : 10cm

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

HÃY XOA BÓP BÀN TAY

HÃY THƯỜNG XUYÊN XOA BÓP BÀN TAY
MUỐN KHỎE MẠNH, HÃY THƯỜNG XUYÊN XOA BÓP BÀN TAY
Bàn tay là phần mở rộng của bộ não và tất cả các bộ phận trên cơ thể của bạn. Vì vậy, hãy thường xuyên xoa bóp tất cả các phần của bàn tay để có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện

NGUỒN GỐC TẾT NGUYÊN TIÊU

Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu (Thượng Nguyên)


Tết Nguyên Tiêu - ngày rằm tháng giêng âm lịch - ngoài tên gọi là lễ Thượng Nguyên, còn có nhiều tên khác như: Nguyên Tịch; Nguyên Dạ, Tết Trạng Nguyên; Tết Đoàn Viên; Tết Hoa Đăng... Chúng ta thử tìm hiểu nguồn gốc cùng các truyền thuyết, tập tục cái tết này dưới nhiều góc độ.

TỤC LỆ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia Châu Á khác đều quan niệm trong 12 cái rằm của một năm thì ngày rằm tháng giêng âm lịch mang nhiều ý nghĩa hơn cả. Ngày này được gọi là ngày lễ Thượng Nguyên hay tết Thượng Nguyên, rằm tháng bảy là tết Trung Nguyên và rằm tháng mười là tết Hạ Nguyên.
Rằm tháng giêng là rằm đầu tiên, người Việt theo đạo Phât, đạo Khổng, đạo Lão tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật Tử. Đây còn là ngày vía Thiên Quan (Khổng & Lão giáo), người ta đến chùa dâng sao để giải hạn.
Trong dân gian, với số đông người theo phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì rằm tháng giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng Âm Hồn các đẳng... nhưng luôn bao giờ cũng có cúng Gia Tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn thuận lợi.
Theo lời các bô lão, thời xưa, rằm tháng giêng vốn là ngày tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, vua cho mở đại yến tại vườn thượng uyển, vời các Trạng Nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ca tụng ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.
Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm rằm tháng giêng được các văn nhân thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng họa, đối đáp phong phú và sinh động hơn. Văn nhân thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ ăn uống ít, chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc. Tết Nguyên Tiêu trở thành một sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa trong khung cảnh tuyệt vời thơ mộng:
Kỳ cục đả thanh phong giáp trận
Tửu hồ khuynh bạch tuyết hòa bôi.
Nghĩa là:
Chén hòa tuyết trắng nghiêng hồ rượu
Trận giáp phong thanh đánh cuộc cờ...
Trò chơi nhỏ


NHẢY KẸP BONG BÓNG (KANGAROO)

Cho các đội xếp hàng dọc, mỗi đội cách nhau chừng 4 feet (1 mét), số người của mỗi đội bằng nhau.

Sau tiếng còi bắt đầu, các em đứng đầu sẽ dùng đầu gối nhấc bong bóng đã được đặt trước mỗi em, và bắt đầu nhảy đến đích. Sau khi đến đích, các em sẽ nhảy trở lại và truyền bong bóng cho em kế tiếp. Em kế tiếp sẽ dùng đầu gối kẹp bong bóng và nhảy tiếp tục.
Ðội nào xong trước: thắng cuộc.

Nếu đội nào làm bể bong bóng sẽ bị loại. Nếu em nào làm tuột bong bóng ra khỏi chân sẽ phải dùng đầu gối nhấc lên và tiếp tục nhảy lại từ đầu.

TRÒ CHƠI NHỎ

 Trò Chơi Nhỏ: CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN

CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN 
Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.

Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng. 

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò Chơi Nhỏ

CHIM, THÚ, CÁ
Người điều khiển đứng giữa vòng tròn, bất ngờ chỉ một người đứng trong vòng và nói “chim”, “thú”, hoặc “cá”.
Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con “chim”, con “thú”, hoặc con “cá”.
Chú ý: Người chỉ định không được lập lại con “chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước, hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt. 

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò Chơi Nhỏ

ĐỐT LỬA THI 
Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.

Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.

Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.

Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò Chơi Nhỏ

BONG BÓNG 
Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.

Các hình thức chọn người thắng:
- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.
- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.
- Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò Chơi Nhỏ

VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG 
Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng (khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.

Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn. 

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò Chơi Nhỏ

DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG 
Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên đua tài với nhau.

Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.

Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp). 

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò chơi nhỏ

PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN
Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức. Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh... nhưng mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà cho điểm.

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò Chơi Nhỏ

Tôi Là Ai? 
Ðây là một trò chơi ồn ào và vui vẻ được dùng như là một nhịp cầu để mọi người làm quen với nhau. Chuẩn bị một số tên danh nhân và viết trên mội tờ giấy nhỏ một tên.

Dán hoặc ghim tờ giấy đó vào lưng của mỗi em. Mỗi em sẽ mang một tên danh nhân nhưng em không biết tên đó là gì; Tuy nhiên, em biết được tên của em khác (nhiều em có thể có cùng một tên).

Ðể biết mình tên gì, các em phải tự đặt câu hỏi với em khác. Mỗi em chỉ được hỏi một câu với một em khác trong một lần. Và, phải hỏi em khác cho đến khi tìm ra được tên của mình. Khi một em được bạn hỏi, em chỉ trả lời “đúng” hay “sai”.

Khi em nào có thể đoán được mình tên gì, em sẽ đến nói nhỏ với người điều khiển trò chơi để chứng minh đúng hay sai.

Nếu em đoán đúng, người điều khiển sẽ viết tên em vào danh sách.

Nếu em đoán sai, em sẽ phải tiếp tục đi hỏi các em khác nữa cho đến khi biết được tên của mình.

Một số câu hỏi tượng trưng, ví dụ: “Tôi còn sống không? - Tôi đánh nhau với Tàu phải không? - Tôi viết bài Bình Ngô Ðại Cáo phải không? - Tôi là tác giả truyện Kiều?...”.

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò chơi nhỏ

Vẽ Tranh

Tất cả các em sẽ có dịp vẽ tranh. Mỗi em sẽ vẽ một phần và các em sẽ không biết đó là bức tranh gì cho đến khi bức tranh hoàn tất.

Ðầu tiên, chuẩn bị một miếng giấy vẽ chừng 11 X 14 inches và một cây bút chì màu. Em đầu tiên sẽ vẽ một phần nhỏ ở một góc giấy. Mỗi em vẽ không quá 2 inches một đường thẳng hoặc một đường cong tùy thích. Người điều khiển sẽ cuộn góc có hình vẽ lại chỉ để chừa ra nét cuối cùng. Các em sẽ lần lượt vẽ cho đến em cuối cùng.

Khi em cuối cùng vẽ xong, người điều khiển sẽ mở bức tranh ra để các em cùng coi!!!

Nếu nhiều đội, chuẩn bị cho mỗi đội một giấy vẽ và sau khi các em đã hoàn tất sẽ triển lãm các bức tranh để coi đội nào vẽ đẹp nhất.

      .: Trò Chơi Nhỏ: Trò chơi nhỏ

ÐẠP BONG BÓNG

Mỗi em mang một trái bong bóng ở mắt cá chân phải. Sau tiếng còi bắt đầu, mỗi em sẽ tìm cách đạp bể bong bóng của các em khác trong khi giữ bong bóng của mình đừng bị đạp. Em cuối cùng còn bong bóng sẽ thắng.

Ðể tăng thêm phần hào hứng và tranh đua trong một nhóm lớn, xếp các em theo vòng tròn, đếm từ 1 đến 5 hoặc 10 tùy theo số đông. Sau khi các em đã có số và đã mang bong bóng vào mắt cá chân, người điều khiển sẽ gọi bất cứ số nào; những em nào mang số được gọi sẽ vào giữa vòng tròn và bắt đầu tìm cách đạp bong bóng của các em khác.

Người điều khiển tiếp tục gọi các số thay phiên nhau, em nào còn bong bóng cuối cùng sẽ thắng

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Mừng Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Giác(Chánh Đại Diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn)


Mừng Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Giác - Chánh Đại Diện Phật Giáo thành phố Quy Nhơn - Viện Chủ Tổ Đình Minh Tịnh


 Nhân ngày Tết Nguyên Tiêu vào lúc 14 giờ ngày 24/2/2013 (nhằm ngày rằm tháng giêng năm Quý Tỵ) Chư Tăng Ni môn đệ, thiện nam tín nữ ,GĐPT-TP Quy Nhơn đã vân tập về Giảng đường Tổ Đình Minh Tịnh số 35 đường Hàm Nghi TP Quy Nhơn nhằm cung chúc mừng lễ Khánh Tuế Hòa Thượng bổn sư Thích Trí Giác luôn được  “Pháp Thể Khinh an, Tuệ đăng thường chiếu, mãi mãi là cây đại thụ che chở, dìu dắt cho Chư Tăng Ni môn đệ, thiện nam tín nữ ,GĐPT-TP Quy Nhơn trên bước đường tu học chánh pháp Như Lai”.
Cuối buổi lễ Khánh Tuế Hòa thượng Viện Chủ Tổ Đình Minh Tịnh đã ban Giáo từ nhắc nhở Chư Tăng môn đệ và hàng Phật Tử tại gia luôn ghi nhớ "Tứ Trọng Ân" phải báo đáp. Đại Đức Thích Thị Tấn đại diện Chư Tăng và Phật Tử tại gia xin hứa nguyện khắc cốt ghi tâm, y giáo phụng hành những lời chỉ dạy của Hòa Thượng Bổn Sư.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi được tại buổi lễ khánh tuế:







 GĐPT Nguyễn Huệ dâng hoa




  thay mặt Chư Tăng môn đệ cung chúc Khánh Tuế Hòa Thượng Viện Chủ Tổ Đình Minh Tịnh

     

 ĐẠI DIỆN GĐPT TP QUY NHƠN DÂNG LẲNG HOA CHÚC MỪNG KHÁNH TUẾ
ĐẠO TRÀNG CHÙA NGUYỄN HUỆ DÂNG LỄ
HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH GĐPT PHÚ THỌ DÂNG HOA CHÚC MỪNG KHÁNH TUẾ HÒA THƯỢNG VIỆN CHỦ
ĐẠO TRÀNG CHÙA MINH TỊNH DÂNG LỄ


Hòa Thượng Dâng phẩm vật mừng thọ thân mẫu


Hòa Thượng ban giáo từ cho Tăng môn,Thiện Nam,Tín Nữ,GĐPT-TP QUY NHƠN



Hòa Thượng phát lộc nhân ngày Tết Nguyên Tiêu

BÀI THƠ HỌC MORSE


                        BÀI THƠ HỌC MORSE                                                                                                            

                                                     Hai bên tích tích tè tè
                                   Thoạt nghe cứ tương hội hè chi đây!
                                           Té ra chữ Morse thật hay,
                                    E (.) I (..) S (…) H (….) Tích ngay một hồi
                                           T (-) M (--) O (---) CH (----) tè thôi!
                                    B (-…) V (…-) ba Tích ngược xuôi cài Tè
                                           Chữ P (.--.) Tích để hai bề,
                                    Đảo Tích vào giữa X (-..-) kề ngược đi
                                            Q (--.-) kia coi cũng dị kỳ,
                                          Hai Tè còn nối Tích Tè làm đuôi!
                                            Y (-.--) thì Tè Tích chưa xuôi,
                                     Thêm hai tè nữa cái đuôi còng quèo.
                                             A(.-) N(-.) an phận bọt bèo,
                                          Tích tè, Tè tích một lèo là xong.
                                           E rờ (R .-.) Tè giữa Tích hông,
                                       K (-.- lại Tích giữa Tè lồng hai bên.
                                           Dê (D-..) Tè tích tích thổi lên,
                                       U (..-) hai Tích trước kèm thêm một Tè.
                                             Gờ (G--.) Tè tè tích lê thê
                                        Lấy đuôi vắt ngược thành Vê đúp liền (W.--)
                                             En-lờ (L .-..) một tích chưa yên,
                                         Thêm Tè Tích tích, lộn lên Ép-phờ (F..-.)
                                               J (.---) thì một Tích ba Tè,
                                         1 (.----) 2 (..---) 3 (…--) 4 (….-) bớt tè Tích
                                                             Thêm.
                                                5(…..) bấy nhiêu Tích kêu rền.
                                         6 (-….) 7 (--…) 8 (---..) 9 (----.) Tè thêm Tích
                                                                Trừ.
                                                  Zê-rô (0-----) phải thổi từ từ,
                                        Năm Tè thế Tích bù trừ luật chung.
                                            Ích lợi học Morse vô cùng,
                                        Cố gắng ta tập thành công có ngày …
                                                                  
                                                                             SƯU TẦM

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

GĐPT THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Lời bình: Tôi nhận thấy bài viết dưới đây của Anh Tâm Giới Phan Ngọc Thảo rất bổ ích, rất thực tế. Đề nghị các đơn vị GĐPT Tỉnh Bình Định nên đọc kỷ, nghiên cứu vận dụng vào thực tế tại các GĐPT cơ sở. Xin mạn phép Anh Tâm Giới cho tôi được sao chép lại nguyên văn bài viết nầy để mọi người cùng tham khảo. Xin cám ơn Anh.

                                                                                    UV. NGHIÊN HUẤN GĐPT BÌNH ĐỊNH

                                                                                                                                                           

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO)


Lời thưa: Kính thưa chư vị. Kính thưa quý anh chị trưởng , Đến thời điểm nầy tổ chức Gia đình Phật tử được xã hội đánh giá là một tổ chức sinh hoạt tu học hiệu quả, nội hàm giáo dục sâu sắc góp phần lợi lạc cho xã hội, đem lại niềm an vui cho đời. Là một người trong cuộc, vui buồn cùng màu lam thân thương gần 60 năm, chúng tôi mong ước khi đọc bài viết nầy anh chị sẽ thấy hình ảnh của đơn vị mình, huyện thành phố mình, tỉnh mình để từ đó chúng ta có hướng giải quyết bài toán khó của việc duy tri và phát triển Gia đình Phật tử hiện nay trong môt đất nước đang phát triển và nhiều thách thức. Người viết bài nầy xin trình bày quan điểm của mình với đê tài GĐPT : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP với ước mong GĐPT luôn luôn là một tổ chức áp dụng Ngũ minh pháp trong việc tu học…theo lộ trình Giới – Định – Tuệ.

A MỞ ĐẦU:
     
Từ đại hội lần thứ I  năm 1951, Gia đình Phật hóa phổ đổi tên thành Gia đình Phật tử ; tổ chức áo lam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên của Giáo hội PGVN  uy tín  nhất trước 1975. Mặc dù có nhiều ngoại chướng  nhưng nhờ tinh thần vô ngã vị tha  mà người Phật tử tu học trên tinh thần “Tứ chúng đồng tu”  có kết quả đáng trân trọng. Về tổ chức GĐPT, trong suốt 24 năm tồn tại chưa hề bị phân hoá.  Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất…thì niềm vui  và nỗi lo đan xen  vào  từng gia đình, từng cá nhân, từng tổ chức   như một quy luật nghiệt ngã sau chiến tranh…Gia đình Phật tử là một bộ phận của cộng đồng xã hôi  cũng phải chịu ảnh hưởng sâu sắc. Tổ chức GĐPT gặp quá nhiều chướng duyên từ năm 1975 đến 1992 về vấn đề pháp lý. Mặc dù năm 1981 GHPGVN ra đời nhưng mãi đến đại hội nhiệm kỳ III(1992-1997) Giáo hội mới ra các văn bản đề cập đến việc sinh hoạt của GĐPT .Và kể từ đại hội kỳ IV (1997-2002) tổ chức GĐPT chính thức được công nhận, Phân ban GĐPT TW được thành lập (1998).Hiện nay cả nước đã có 34 tỉnh thành có GĐPT đang sinh hoạt tu học  với số lượng  gần 100.000 Huynh trưởng và Đoàn sinh .
    Riêng GĐPT Quảng Ngãi hiện nay có 47 đơn vị và 2 đoàn trực thuộc. Đoàn Nữ Phật tử Ni Liên  gồm 60 chị tuổi đời từ 30 đến 80 và Đoàn Lam Thiên Ấn  quy tụ hơn 60 Đoàn viên quê Quảng Ngãi đang học tập, lao động, sinh sống tại  TP  HCM và các tỉnh lân cận. Đoàn được thành lập vào ngày 11/11/2012, sinh hoạt tại chùa Nguyên Hương (số 361/27 đường Nguyễn Đình Chiểu quận 3 TP HCM) do Hòa Thượng Thích Thiện Bảo trụ trì  là vị Sư bảo trợ đồng thời là cố vấn Giáo hạnh của Đoàn .                                                                 


B.THỰC TRẠNG  GĐPT HIỆN NAY    
I . Thuận duyên:
     *  GĐPT  sinh hoạt tu học trong lòng GHPGVN, được Giáo hội quan tâm .
     * Tổ chức GĐPT  tự hào về những Chư Tôn Đức, tiền bối hữu công, những người anh sáng lập, xây dựng nên như Bác Tâm Minh Lê  Đình Thám, Hoà Thượng Thích Minh Châu, anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường, chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc…., anh Tâm Mẫn Võ Nhi, chị  Tâm Mỹ Nguyễn Thị Kim Chi….
      * Trong quá khứ cũng như hiện tại  GĐPT luôn góp phần đem lại niềm vui cho đời và làm vơi đi nỗi đau nhân thế nên được Chư Tôn Đức, Tín đồ Phật tử giúp đỡ, được quần chúng kính trọng.

II . Những khó khăn trở ngại:
     1/ Tại đơn vị GĐPT cơ sở, huyện, thành.
     a/ Thiếu huynh trưởng cầm đoàn :
Huynh trưởng lớn tuổi thì lực bất tòng tâm, cá biệt có anh chị sống lâu lên lão làng, xem thường , thiếu tin tưởng vào đội ngũ Huynh trưởng  trẻ và hay hờn dỗi với cấp trên.  Huynh trưởng đã kinh qua trại huấn luyện đào tạo (Lộc uyển. A Dục) thì vào đại học, cao đẳng, học nghề, khi đã ra trường thì phải lo tìm công ăn việc làm ở các thành phố lớn không còn điều kiện trở về quê hương, tâm chưa an để lo nghĩ về tổ chức
     b/ Nguồn quỹ hoạt động rất hạn hẹp, Huynh trưởng tại đơn vị phải tự thân vận động để trang trải; đời sống của Huynh trưỏng đa số đều  khó khăn thiếu thốn
     c/  Có nơi, có lúc GĐPT chưa được chư vị Trụ trì, Ban Hộ tự nhiệt tình bảo trợ, giúp đỡ thậm chí  xãy ra bất hoà ; một số Đạo hữu không mấy thiết tha, ưu ái với  đơn vị GĐPT và Đoàn sinh thì bị hụt hẫng hoang mang, việc sinh hoạt trì trệ.; Đoàn sinh thưa dần , chưong trình tu học cho các bậc không thực hiện được một cách trọn vẹn.
    d/  Có nơi, khi mới  tái sinh hoạt thì số lượng Đoàn sinh khá đông đảo nhưng được một thời gian, các em thấy chán vì sinh hoạt đơn điệu không thật sự lôi cuốn hấp dẫn do nhiều nguyên nhân chủ quan như: Ban Huynh trưởng không phân công cụ thể cho từng Huynh trưởng phụ trách và nhiều Huynh trưởng lại quá dễ dãi với chính bản thân mình; thiếu tinh thần trách nhiệm;  lý tưởng phục vụ của người Huynh trưởng mờ nhạt, Ban huynh trưởng nhiều nơi mất đoàn kết , Huynh trưởng và phụ huynh Đoàn sinh chưa có mối quan hệ gắn bó mật thiết; thu chi tài chánh thiếu minh bạch , nguồn quỹ nhiều đơn vị không được quản lý chặt chẽ, có nơi mạnh ai nấy mượn khi có việc cần chi tiêu thì không thu hồi được.
    e/  Việc dạy kèm học thêm tràn lan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của đoàn sinh.
    f/   Một số Ủy viên đại diện và các phụ tá tại huyện, thành phố chưa phát huy hết năng lực hoạt động, thiếu năng động, sáng tạo, chưa mạnh dạn đổi mới phương thức sinh hoạt bằng các hình thức như: Hội thi giao lưu Phật pháp – Hoạt đông Thanh niên – Văn nghệ -  Hoạt động Xã hội; tổ chức thăm viếng  sinh hoạt giao lưu luân phiên liên Gia đình các đơn vị liền kề. v.v…nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các đơn vị
.
    2/   Tại một số Ban hướng dẫn Phân ban GĐPT các  tỉnh, thành .
   
a/   Chưa có tiêu chí thi đua cụ thể cho các đơn vị nên việc đánh giá thi đua theo cảm tính, thiếu khách quan chính xác, chưa tạo được động lực thúc đẩy phong trào thi đua sinh hoạt tu học giữa các đơn vị trong tỉnh, thành
     b/   Chưa đặt nặng công tác tham sát, thăm viếng đột xuất nhằm động viên khuyến tấn các đơn vị làm tốt đồng thời điều chỉnh, uốn nắn, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị thực hiện chưa tốt để từng bước đi vào ổn định quy củ.
     c/   Các uỷ viên chuyên môn, chuyên ngành còn hạn chế về nhiều mặt, chưa mạnh dạn tham mưu đề xuất cụ thể về công việc có liên quan.
     d/   Chưa mạnh dạn tổ chức phê bình, kiểm thảo từng thành viên trong BHD trước khi  tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và hội nghị tổng kết hàng năm
.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

LỄ HỘI RẰM THÁNG GIÊNG

Lễ Hội Rằm Tháng Giêng

Cứ mỗi lần xuân về, ai trong chúng ta đều có một tâm niệm mong muốn một năm mới an lành và hạnh phúc. Cũng chính vì lí do đó mà chư Tăng, Ni tại các chùa đều sẽ thiết trí Đàn Dược Sư Thất Châu để cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai theo như lời của Đức Phật Thích Ca chỉ dạy nhằm mong được sự bình an. Và đây cũng chính là lí do tại sao cứ mỗi độ cận ngày rằm tháng giêng thì ACE chúng ta lại thấy chánh điện chùa được thiết trí và trang hoàng lại theo một hình thức khác, sân chùa phấp phới bay một lá phan dài và đêm rằm thì cả chùa lung linh trong ánh nến của chiếc đèn hoa sen để rồi sau rằm tất cả lại trở về như cũ.
Muốn biết được ý nghĩa của những việc trên thì thật sự là chẳng khó tí nào cả, các ACE ta chỉ cần đọc Kinh Dược Sư là có thể hiểu được ý nghĩa ngay và nhất là đọc Kinh Dược Sư của Đại lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Quang.
Về ý nghĩa Thánh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Dược Sư nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh, Lưu Ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt, Quang là ánh sáng. Như vậy Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bênh, ánh sáng như ngọc lưu ly, Đức Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.
Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh Lưu Ly, trang nghiêm như thế giới Cực Lạc. Mô tả về thế giới Tịnh Lưu Ly trong Kinh có đoạn: “Quốc độ của đức Phật ấy hoàn toàn trong sạch, không có nữ nhân, không có ác đạo, không có cả đến cái chữ thống khổ. Ðất làm bằng ngọc lưu ly. Ðường được phân ranh bằng dây hoàng kim. Tất cả thành, cửa thành, cung điện, lầu gác, mái hiên, cửa sổ, lưới giăng, toàn bằng bảy chất quý. Y như quốc độ Cực lạc ở phía tây, thành quả  trang nghiêm không khác gì cả.”

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ NGƯỜI ỦY VIÊN BAN HƯỚNG DẪN CẤP TỈNH THÀNH

BÀI THUYẾT TRÌNH CHỦ ĐỀ:
CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ,TRÁCH NHIỆM,TƯ CÁCH TÁC PHONG
CỦA NGƯỜI ỦY VIÊN BAN HƯỚNG DẨN PHÂN BAN GĐPT
CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ.
          
Kính thưa quý Anh Chị!
           Được sự thống nhất của Ban Tổ Chức cuộc Hội thảo, cho phép tôi cùng chia sẻ, trao đổi thảo luận với quý Anh Chị chủ đề: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM, TƯ CÁCH TÁC PHONG CỦA NGƯỜI ỦY VIÊN BAN HƯỚNG DẨN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG.
              Thời gian thuyết trình 0 giờ 45 phút, thảo luận 01 giờ 00 phút, giải lao 15 phút.
          
I.- DẨN NHẬP
           Một tổ chức nào cũng cần có một bộ phận đầu não chịu trách nhiệm quản lý điều hành và làm cho các hoạt động của cơ cấu bên dưới được hòa hợp, điều đặn, nhịp nhàng để hoàn thành mục đích chung.
          
Bộ phận đầu não đó tùy theo tính chất của tổ chức mà có nhiều tên gọi khác nhau, phản ánh mối quan hệ cấp trên, cấp dưới và cách thức làm việc của tổ chức theo một hệ thống được định sẳn. Do đó Quân Đội luôn là một hệ thống chỉ huy, Chính Quyền là hệ thống lảnh đạo, các tổ chức xã hội thường là hệ thống điều hành. Nhưng đặc biệt chỉ có tổ chức Gia Đình Phật Tử là thuộc hệ thống khác: đó là hệ thống Hướng Dẫn.
          
Với cách dùng từ ngữ Hướng dẫn, chúng ta dể dàng nhận thấy có sự gần gủi, thân thiện, gắn bó và bình đẳng trong một tôn ty trật tự rất riêng, rất khiêm cung tôn trọng với nhau của tổ chức Gia Đình Phật Tử, một tổ chức mà tên gọi không thôi cũng đủ nói lên cái cung cách hành xử của các thành viên với nhau; bởi vì nếu trong hệ thống chỉ huy người ta dùng mệnh lệnh, trong hệ thống lảnh đạo người ta dùng chức quyền, trong hệ thống điều hành người ta dùng vị trí trách nhiệm thì trong hệ thống hướng dẫn mặc dù vẫn có yếu tố chỉ huy, lãnh đạo và điều hành nhưng những người lãnh đạo của hệ thống nầy vẫn không thể áp đặt các thành viên hoặc các cơ cấu bên dưới nghe theo mình bằng mệnh lệnh, bằng chức quyền hay bằng vị trí trách nhiệm được giao mà chỉ có thể bằng chính năng lực thực tài của mình thông qua những hoạt động trong lãnh vực mà mình phụ trách và qua đó hướng dẫn những người khác làm theo mình.
           Đối với GĐPT thì bộ phận đầu não nầy được gọi là Ban Hướng Dẫn (BHD), đây là Ban Hướng Dẫn Phân Ban Gia Đình Phật Tử thuộc hệ thống Ban Hướng Dẫn Phật Tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ban Hướng Dẩn Phân Ban nầy có nhiều thành viên làm việc chung với nhau, mỗi người chuyên trách một mãng chuyên môn theo năng lực sở trường của mình và chịu trách nhiệm trước tập thể Ban Hướng Dẫn, những người nầy gọi là các Ủy Viên, có Ủy Viên Ngành và Ủy Viên chuyên môn. Muốn cho công việc chung được trôi chảy thì các ủy viên phải lên kế hoạch hoạt động của mình trong một năm, trong 03 tháng hoặc 06 tháng để bộ phận Thường Trực Ban Hướng Dẫn tổng hợp thành chương trình hoạt động chung của toàn Ban Hướng Dẫn, đồng thời người ủy viên phải viết báo cáo về những hoạt động đã đặt ra trong dự án làm việc của mình mỗi khi kết thúc dự án.
          
Muốn gánh vác được vai trò và nhiệm vụ của người Ủy viên Ban Hướng Dẫn Tỉnh, cần phải nâng cao hơn trình độ tu học, hiểu biết khả năng chuyên môn, tư cách tác phong phải được thực hiện tốt hơn. Để thực hiện được nhiệm vụ nầy có hiệu quả thì trước hết các Anh Chị phải lấy chính bản thân mình làm đối tượng giáo dục, lấy chính cuộc sống của mình, từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ hành động của mình đối với gia đình, họ hàng, bà con lối xóm để làm gương cho các em noi theo.

II.-  TỔ CHỨC – ĐIỀU HÀNH – QUẢN LÝ  GĐPT TỈNH, THÀNH PHỐ;
1/  KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ:

·       Tổ chức là sắp xếp bố trí con người hay công việc một cách có kế hoạch, thứ lớp để thực hiện một hoạt động nào đó hướng đến mục tiêu đã định.

·       Điều hành là làm cho một bộ máy, một công việc hay trông coi hướng dẫn vận động một tập thể nhiều người của một tổ chức hoạt động, thực hiện một công việc theo hướng dự định trước.

·       Quản lý hay  quản trị là xếp đặt, trông nôm, theo dõi giải quyết công việc hàng ngày, giữ gìn bảo quản tài sản và các điều kiện vật chất cần thiết cho một cơ quan, đơn vị, xí nghiệp hay đoàn thể được an toàn thông suốt và đạt kết quả tốt.

Như vậy tổ chức điều hành quản lý bao gồm nhiều phương diện như: Cơ cấu nhân sự (con người) hành chánh (phương tiện cần để thực hiện việc điều hành quản lý), tài chánh, cơ sở vật chất (điều kiện vật chất) và hoạt động (công việc).

2/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN:

          Căn cứ vào chương III, Điều 13, mục B Nội Quy GĐPT thuộc Ban Hướng Dẩn Phật Tử Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (ban hành theo quyết định số 045/QĐ/HĐTS ngày 29/01/2002 của Ban Thường Trực Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) quy định cơ cấu thành phần nhân sự và nhiệm vụ. Chúng ta có thể rút ra những nguyên tắc căn bản trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lý GĐPT Tỉnh, Thành.

a/  Tập thể lãnh đạo – cá nhân phụ trách:
         
Trong Nội Quy GĐPT chỉ ghi một cách tổng quát về nhiệm vụ của Ban Hướng Dẫn nhưng qua đây cũng có thể cho thấy hoạt động của BHD có nhiều lãnh vực, đa dạng và phức hợp nên không thể chỉ một cá nhân hay vài người có thể thực hiện được.
          Trưởng Ban Hướng Dẩn Phân Ban GĐPT Tỉnh,Thành, chỉ là người phụ trách quán xuyến điều hành và chịu trách nhiệm chung về các công việc sau khi đã thống nhất ý kiến với toàn Ban Hướng Dẩn và sau khi đã kết thúc công việc, toàn Ban Hướng Dẩn sẽ nhận định đánh giá kết luận về kết quả của công việc ấy. Chế độ làm việc của GĐPT là tính dân chủ, đoàn kết, trí tuệ đặt dưới quyền quyết định của tập thể đại diện giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức theo tinh thần Lục Hòa. Đó chính là ý nghĩa của “Nguyên tắc tập thể lãnh đạo”.
Quyền hành và nhiệm vụ của cá nhân, đã được tập thể phân công phụ trách thực thi những quyết định của tập thể, được quyền ứng biến và chịu trách nhiệm trước tập thể.Việc thực hiện công việc là nhiệm vụ chính của từng Ủy Viên hay nhóm Ủy Viên có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình phụ trách sau khi có quyết nghị của toàn Ban Hướng Dẩn hay được Trưởng Ban (hoặc các Phó Trưởng Ban) giao phó và phải chịu trách nhiệm trước tập thể Ban Hướng Dẫn hay Trưởng Ban Hướng Dẫn. Đó ý nghĩa của nguyên tắc “Cá nhân phụ trách”.

b/  Phương thức thực hiện:
         
          Muốn thực hiện một công việc (hay một dự án, một kế hoạch …) các Ủy Viên hay nhóm Ủy Viên sẽ tiến hành thực hiện theo các bước cơ bản:
·       Xây dựng và trình bày dự án (kế hoạch) – Tập thể BHD (Ban Thường Trực) thống nhất ý kiến (biểu quyết lấy ý kiến đa số).
·       Trong thời gian tổ chức thực hiện (Có tiếp thu ý kiến chỉ đạo và phối hợp) – Báo cáo kết quả (Có văn bản hoặc trình bày trước hội nghị BHD).
·       Họp Ban Hướng Dẩn (bộ phận Thường trực) Tập thể nhận xét đánh giá, kết luận và rút kinh nghiệm.

c/  Mỗi Ủy viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tự chủ, hòa hợp và sáng tạo:
          Muốn các hoạt động của Ban Hướng Dẩn được thông suốt và đạt kết quả tốt theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo – cá nhân phụ trách, mỗi một Ủy viên BHD phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, am tường thể thức thực hiện đồng thời luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tự giác hòa hợp và sáng tạo. Đó chính là những yếu tố cần thiết để hoạt động của BHD được trôi chảy và thành công, nâng cao sức mạnh sinh hoạt tu học của GĐPT toàn Tỉnh, Thành phố.
          3.-  VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ BAN HƯỚNG DẨN CẤP TỈNH:

          Tổ chức cơ cấu nhân sự là hoàn thành bộ phận vận hành một bộ máy, là động tác đầu tiên trong việc tổ chức điều hành quản lý một đoàn thể, một cơ quan, đơn vị.
Cần phải triển khai quán triệt cụ thể hơn về chức năng nhiệm vụ của từng thành viên Ban Hướng Dẩn. Huynh Trưởng nhận nhiệm vụ cần phải hiểu rõ trách nhiệm mình phải làm gì cho tổ chức, để tổ chức GĐPT càng ngày càng phát triển. Các bộ phận chuyên trách cần phải hổ trợ cho nhau một cách hợp lý để guồng máy của tổ chức GĐPT hoạt động một cách điều đặn nhịp nhàng. Phải thực sự đoàn kết thương yêu nhau trong tinh thần Lục Hòa.
Về cơ cấu tổ chức Gia Đình Phật Tử có 3 cấp: Cấp Trung ương, Cấp Tỉnh Thành và Cấp Gia Đình. Ngoài 3 cấp như quy định, thì còn có một cấp trung gian là: Tại Quận, Huyện, Thị Xã, Thành Phố của Tỉnh có một Ủy viên Đại diện Ban Hướng Dẩn Phân Ban GĐPT tại địa phương. (Trong nội dung đề tài nầy chỉ thảo luận ở Cấp Tỉnh Thành).
            
a/  Về tổ chức cấp Tỉnh Thành:
v  Cấp chịu trách nhiệm quản lý sinh hoạt, tu học của GĐPT các Tỉnh Thành là Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội tại địa phương.

v  Ban Hướng Dẩn Phật Tử Tỉnh,Thành hội chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Trị Sự về việc quản lý điều hành sinh hoạt, tu học của GĐPT địa phương.

v  Phó Ban Hướng Dẫn Phật Tử  đặc trách GĐPT (Trưởng Ban Hướng Dẩn Phân Ban GĐPT Tỉnh) do Trưởng ban Hướng dẩn Phật tử Tỉnh, Thành hội lựa chọn và đề nghị Ban Thường Trực Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh,Thành xét bổ nhiệm.

v  Thành phần nhân sự của Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT Tỉnh,Thành do Ban Hướng Dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội lựa chọn và trình Ban Thường trực Ban Trị Sự chuẩn y.

b/  Về nhân sự:
          Thành phần nhân sự theo Nội Quy đã ấn định, chúng ta có thể tách ra thành hai bộ phận: Chuyên trách về ngành và chuyên trách về chuyên môn.
          Trong thành phần nhân sự theo Nội Quy đã tu chỉnh, chúng ta thấy các Phó Phân Ban không ấn định nhiệm vụ chuyên trách, mà chỉ có các Ủy viên chuyên trách về ngành và chuyên môn.
          Thực tế hiện nay, BHD Phân Ban GĐPT Trung Ương cũng như các BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh ,Thành đều có 03 Phó Phân Ban: 01 Phó Phân Ban Thường Trực, 02 Phó Phân Ban một Nam và một Nữ mỗi người chịu trách nhiệm về ngành của mình. Các Ủy viên chuyên trách ngành và các Ủy viên chuyên môn.

Bộ phận chuyên trách về ngành: Là bộ phận Quản trị ngành (Nam – Nữ) về mặt sinh  hoạt, riêng về các mặt khác thì có sự hỗ trợ của bộ phận chuyên môn. Bộ phận chuyên trách Ngành gồm có:

·       Hai Phó Phân Ban đảm trách ngành Nam – Nữ
·       Hai Ủy viên: Nam – Nữ Phật tử  (Ngành Thanh)
·       Hai Ủy viên:  Thiếu Nam – Thiếu Nữ  (Ngành Thiếu)
·       Hai Ủy viên:  Oanh vũ Nam – Oanh vũ Nữ  (Ngành Đồng)

Bộ phận chuyên trách về chuyên môn: Là bộ phận tham mưu kế hoạch, nhân sự, huấn luyện, kinh tế, tài chánh, từ thiện xã hội, văn hóa văn nghệ… để ngành phát triển đúng hướng và hiệu quả. Bộ phận chuyên trách chuyên môn gồm có:

·       Một Phó Phân Ban Thường trực                       
·       Chánh Thư ký – Phó Thư ký
·       Thủ Quỹ
·        Ủy viên Nội vụ
·        Ủy viên Tổ kiểm
·        Ủy viên Nghiên Huấn
·  Ủy viên Tu thư
·        Ủy viên Tài chánh
·        Ủy viên Văn nghệ
·        Ủy viên Hoạt động Thanh niên
·        Ủy viên Từ thiện xã hội

Trong thực tế các chức danh dưới đây thường được cơ cấu vào Ban Thường Trực BHD Phân Ban GĐPT Cấp Tỉnh, Thành:
-         Trưởng BHD Phân Ban và các Phó Phân Ban
-         Chánh Thư Ký và các Phó Thư Ký
-         Ủy viên Thủ Quỹ
-         Ủy viên Nội Vụ
-         Ủy viên Tổ Kiểm
-         Ủy viên Nghiên Huấn
Thông thường những thành viên Ban Thường Trực được cơ cấu theo số lẽ ( 07,09,11 thành viên) nhằm thuận tiện cho việc biểu quyết công việc của BHD được có tính tập thể, dân chủ và nhanh gọn không mất nhiều thời gian. (nguyên tắc tập thể lảnh đạo)

c/ Nhiệm vụ của BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh, Thành Phố:
         
·       BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh Thành có nhiệm vụ điều động, theo dõi, kiểm soát quản lý các hoạt động sinh hoạt, tu học của các GĐPT trực thuộc, thi hành các Phật sự của Hội Đồng Trị Sự GHPGVN, Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh và Ban Hướng Dẩn Phật tử Tỉnh, Thành hội.
·       Thành lập các đơn vị GĐPT mới.
·       Tổ chức các khóa tu học dài hạn cho Huynh trưởng: Bậc Kiên,Trì, Định, Lực và mở các khóa trại huấn luyện Huynh trưởng sơ cấp (Lộc Uyển), cấp I (A Dục), cấp II (Huyền Trang).Riêng bậc Lực BHD Tỉnh tổ chức tu học, BHD Trung Ương tổ chức thi khảo sát và cấp chứng chỉ.
·       Tổ chức xét cấp, xếp cấp và thọ cấp cho Huynh trưởng cấp Tập, cấp Tín.
·       Tổ chức sinh hoạt hè, các trại truyền thống (Dũng, Hạnh, Hiếu, Hiệp Kỵ…) các trại họp bạn toàn Tỉnh, các trại huấn luyện Đội, Chúng trưởng theo phương án hoạt động đã trình Ban Hướng Dẩn Phật Tử Tỉnh, Thành hội.
·       Quản thủ sách tịch Huynh trưởng, quản lý, cập nhật tình hình tu học và sự cống hiến của các Huynh trưởng GĐPT trực thuộc Tỉnh, Thành địa phương.
·       Báo cáo tình hình sinh hoạt tu học của GĐPT thuộc Tỉnh, Thành lên Ban Hướng Dẩn Phật Tử Tỉnh, Thành hội và BHD Phân Ban GĐPT Trung Ương 06 tháng một lần.